"Khủng hoảng Paris" và sự tới hạn của Châu âu

Trương Khắc Trà 11/12/2018 06:00

Một cách hình tượng, cấu trúc thể chế giống như phần mềm máy tính, do con người thiết kế và “nạp” vào xã hội

Bất kỳ sự phát triển nào đều phải đạt điều kiện tối ưu: “Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của Lực lượng sản xuất”, đây là quy luật được thừa nhận rộng rãi,có tác động suốt quá trình lịch sử nhân loại.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất mà đầu tiên là công cụ lao động sẽ làm thay đổi quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hê phân phối, quan hệ tổ chức) sao cho phù hợp với nó.

Nói dễ hiểu, một khi của cải làm ra ngày một nhiều hơn, cần có phương thức phân phối, sở hữu, tổ chức tái sản xuất sao cho phù hợp để tránh mâu thuẫn, dẫn đến các cuộc cách mạng chính trị.

Bất kỳ nhà nước nào trong lịch sử đến hiện tại đều phải chịu tác động của quy luật này, và bất kỳ nhà nước nào cũng phải tìm cách cân bằng hai mặt luôn đối lập này.

Một cách hình tượng, cấu trúc thể chế giống như phần mềm máy tính, do con người thiết kế và “nạp” vào xã hội, vận hành theo ý muốn lập trình, phần mềm dù tốt nhất vẫn đến lúc lỗi thời, cần đập đi xây phiên bản mới, hoặc vá lỗi.

Nước Pháp đang đối mặt với khủng hoảng xã hội

Nước Pháp đang đối mặt với khủng hoảng xã hội

Chủ nghĩa tư bản là một dạng như vậy, nó là một trong những các mô hình tổ chức nhà nước mấy trăm năm nay, vài thế kỷ qua đã tạo ra của cải vật chất khổng lồ, khởi đầu các cuộc cách mang công nghiệp, cả chiến tranh chết chóc…

Có thể bạn quan tâm

  • Paris: Khi kinh đô không còn ánh sáng

    Paris: Khi kinh đô không còn ánh sáng

    04:41, 09/12/2018

  • Cuộc chiến năng lượng: Từ Paris đến Trung Đông

    Cuộc chiến năng lượng: Từ Paris đến Trung Đông

    06:00, 06/12/2018

Trong quá trình tồn tai - có thể lấy mốc từ cuộc cách mang tư sản đầu tiên ở Hà Lan (1568) đến nay Chủ nghĩa tư bản nhiều lần “vá lỗi” tương ứng với các giai đoạn phát triển của nó.

Thoạt đầu là chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, chuyển sang giai đoạn độc quyền, đến chủ nghĩa tư bản nhà nước, tiếp tục chuyển qua chủ nghĩa đế quốc. Ngày nay được chia thành 4 mô hình.

Mô hình Bắc Âu gồm các đại diện như Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch…,mô hình Nam Âu hoặc Địa Trung Hải với các đại diện Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…, mô hình lục địa với các nước Pháp, Đức, Bỉ …và mô hình Anglo-Saxon gồm các đại diện Anh, Ireland… 

Nhìn chung chủ nghĩa tư bản có khả năng thay đổi và thích nghi nhanh chóng trong từng giai đoạn. Mục đích cuối cùng là bình ổn các cuộc biểu tình vì khoảng cách giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế.

Để giải quyết nhu cầu kinh tế

Để giải quyết nhu cầu kinh tế

Nhưng không phải - chủ nghĩa tư bản không có những dấu hiệu khủng hoảng mang tính chất chu kỳ (bản chất, tất nhiên và lặp đi lặp lại). Cuộc đại biểu tình ở Paris (Pháp) kéo theo 300.000 người xuống đường đồi quyền lợi diễn ra suốt 2 tuần lễ là ví dụ.

Hiệu ứng từ Pháp đã lan ra các nước như Hà Lan, Bỉ - những nơi được xem là chủ nghĩa tư bản nền tảng. Điều này khiến giới quan sát chính trị quốc đi tìm nguyên nhân. Phải chăng đó là kết quả đương nhiên của tăng trưởng kinh tế hay mâu thuẫn tồn tại từ sâu xa trong thể chế?

Trong các mô hình hiện tại ở Châu âu, vùng phía Bắc châu lục này, trên bán đảo Scandinavi - chủ nghĩa tư bản không còn là chính nó như cách đây vài thập kỷ. Các dấu hiệu bóc lột dường như không còn, các chính phủ Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển…cho thấy “tính xã hội” rất cao.

Điển hình như Thụy Sĩ, quốc hội nước này từng có ý tưởng “mức lương cơ bản không điều kiện” - tức là mỗi người dân có thể nhận được 30.000 USD mỗi tháng mà không phải làm gì.

Ở những xã hội như Đan Mạch, Thụy Điển đã đạt được mức tiến bộ và nhiều người thiên tả gọi bằng khái niệm “vừa công bằng vừa thịnh vượng”. Đây phải chăng họ đã tiến gần hơn đến chủ nghĩa xã hội?

Trái lại, mô hình lục địa trung tâm châu Âu ở Đức, Anh, Pháp…dần cho thấy sự khủng hoảng. Cuộc biểu tình hàng trăm ngàn người phản đối việc xăng dầu tăng giá cho thấy mâu thuẫn ở thượng tầng kiến trúc.

Và bóng ma khủng bố vẫn rình rập

Và bóng ma khủng bố vẫn rình rập

Khi một nền kinh tế thị trường tư bản - luôn chú trọng giá trị thặng dư “m” không đủ lo phần chi phí thường xuyên cho Chính phủ thì cũng chính là mô hình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tới hạn.

Mâu thuẫn ở đây là gì? Đó là cách điều tiết vĩ mô của Chính phủ “có vấn đề” làm thâm hụt ngân sách, khi nền kinh tế quá phụ thuộc vào các tập đoàn kinh tế tư nhân khổng lồ.

Không những ở Pháp, mà Italy - một nước tư bản “già” cũng lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng do các chính sách ở thượng tầng dó dấu hiệu đạt đỉnh. Có thể hiểu là thui chột phương án tối ưu để tạo ra của cải vật chất.

Cụ thể ở đây là mâu thuẫn sâu sắc về phân phối lợi ích, các tập đoàn kinh tế vẫn đồ sộ nhưng người dân ngày càng khó khăn do giá cả tăng, kiếm việc làm. Số lượng công nhân trở thành ông chủ thông qua cổ phần, cổ phiếu không nhiều, trừ khi khởi nghiệp tự thân.

Mặc dù kêu gọi tự do thương mại, nhưng chính mô hình kinh tế tư bản là nơi xuất phát chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản nhà nước. Thời kỳ này nhà nước đóng vai trò “người dọn đường” cho doanh nghiệp vươn vòi ra khắp nơi trên thế giới.

Ngày nay sự bảo hộ không còn “thô lỗ” như xưa mà nó chuyển sang mô thức tinh vi hơn, đó là bằng các FTA bất cân bằng, các cuộc chiến tranh thương mại… - thoạt đầu bắt đầu từ Chính phủ nhưng thực chất là thực hiện theo “đơn đặt hàng” của doanh nghiệp lớn.

Có thể Paris sẽ yên ổn trở lại với nhượng bộ từ Chính phủ ông Macron, nhưng nếu vấn đề không được giải quyết tận gốc - là thiết kế lại chính sách phân phối, sở hữu, tổ chức thì sớm hay muộn một cuộc biểu tình khác (lớn hơn) sẽ nổ ra.

Trương Khắc Trà