Chính phủ Mỹ đóng cửa: Vì tiền hay cuộc đấu đá chính trị?
Lần đầu tiên trong nhiều năm, Chính phủ Mỹ lại đóng cửa vì Quốc hội không thể thông qua phân bổ ngân sách cho năm mới, trong đó có bức tường trị giá 5 tỷ USD của D. Trump.
Thậm chí có khả năng việc này sẽ làm Chính phủ Mỹ đóng cửa cho đến khi Quốc hội mới bắt đầu vào đầu tháng Một. Điểm mấu chốt trong sự bế tăc ngân sách này là yêu cầu của Tổng thống Donald Trump về 5 tỷ USD cho một bức tường biên giới. Và cho đến nay, vẫn không có thỏa thuận để giải quyết.
Mâu thuẫn sâu sắc
Cụ thể, Hạ viện đã bỏ phiếu 230-197 vào tối ngày 18/12 đối với dự luật tăng ngân sách cho tháng tới, nhưng lại không được thông qua ở Thượng viện với số phiếu 50-49.
Năm đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu chống lại dự luật. Ngược lại, năm đảng viên Dân chủ đã phá vỡ quy ước đảng để ủng hộ dự luật này.
Việc đóng cửa Chính phủ Mỹ đã gây thêm mâu thuẫn nội bộ sâu sắc giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. Theo các nhà quan sát, dường như đảng Dân chủ đang chiếm quyền kiểm soát khi họ nắm giữ trong tay một con "át chủ bài" của riêng họ: Quyền kiểm soát Hạ viện.
Có thể bạn quan tâm
Gián điệp mạng Mỹ -Trung: "Kẻ tám lạng người nửa cân"
06:45, 24/12/2018
Chính sách thuế mới của Mỹ tác động như thế nào tới Việt Nam?
06:16, 24/12/2018
"Ngòi nổ" mới trong xung đột Mỹ - Trung
05:01, 23/12/2018
Chuyện một nhà mạng ở Mỹ và ao ước xứ mình
12:00, 22/12/2018
Nancy Pelosi, thành viên đảng dân chủ bang California và dự kiến sẽ trở thành chủ tịch Hạ viện đã nói trong một lá thư gửi các đồng nghiệp rằng: “Cho đến khi Tổng thống Trump có thể công khai cam kết với một nghị quyết lưỡng đảng, sẽ không có thỏa thuận nào được công bố trước tháng Một và khi Hạ viện mới sẽ nhanh chóng thông qua một đạo luật để mở cửa chính phủ”.
Về phía mình, đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã thông qua dự luật chi tiêu bao gồm 5 tỷ USD bổ sung cho việc xây bức tường dọc biên giới Mexico vào tuần trước, nhưng dự luật này coi như ‘đã chết’ khi được trình lên Thượng viện, nơi đảng Dân chủ tuyên bố họ sẽ không ủng hộ sự chi tiêu này.
Một số nguồn tin cho biết, ngay sau đó đảng Cộng hòa đã có những bổ sung trong đề xuất nhằm cố gắng để đạt được một thỏa thuận. Nhưng các thành viên đảng Dân chủ cho biết các con số và chi tiết đi kèm trong đề xuất không chấp nhận được.
Có thể thấy, việc bất đồng quan điểm trong câu chuyện bức tường biên giới với Mexico chỉ là một trong số những vết nứt làm rạn vỡ thêm mối quan hệ giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Đây không còn là chuyện tiền nong đơn thuần.
Việc chính phủ Mỹ đóng cửa là điều bình thường và đã được Hiến pháp quy định, song điều đó lại cho thấy mâu thuẫn chính trị như là một "đặc sắc" của đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Hậu quả nhãn tiền
Người đầu tiên phải nhận cơn đau đầu là ông Trump, dường như làn sóng chống lại ông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hồi đầu tháng 11.
Đúng như dự báo, việc đảng Dân chủ giành được Hạ viện sẽ là thách thức rất lớn cho phần còn lại trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã từ chức vì bất đồng với Tổng thống ở các vấn đề Afganistan và Syria, giờ đây chính sách ngăn chặn nhập cư bằng bức tường trị giá 5 tỷ USD cho bức tường thành chạy dọc biên giới Mexico được nhiều bên cho là không cần thiết.
Các chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs cho biết thiệt hại kinh tế từ việc đóng cửa này sẽ nhỏ hơn các lần đóng cửa trước đó vì ngân sách đã được phê duyệt cho các cơ quan khác của Mỹ như Bộ Quốc phòng. Nhưng họ đã cảnh báo về nhiều bất ổn trên các phương diện khác trong năm tới.
“Nếu bạn đếm tất cả suýt đóng cửa và gần như đóng cửa chính phủ, bạn đang nói về khoảng 50, 60, 70 lần đóng cửa”, Linda J. Bilmes, một giáo sư về chính sách công và tài chính công tại Trường John F. Kennedy School of Government tại Đại học Harvard, châm biếm và nói thêm rằng, "không có điểm chung nào về mức độ của những tranh chấp về ngân sách".
Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết, có một chủ đề chung cho tất cả các lần đóng cửa của chính phủ Mỹ: “Tất cả đều là trò chơi “game of chicken” mà ở đó hai bên đều cố tỏ ra mình là người quyết đoán và không sợ hãi để bên còn lại phải thoái lui.
Điều này không chỉ vẽ lên viễn cảnh đầy u ám cho nước Mỹ trong năm 2019, với nhiều diễn biến khó lường mà còn làm xói mòn uy tín và hình ảnh của 1 cường quốc đối với thế giới bên ngoài