Cùng xung đột với Mỹ, kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản sẽ ra sao trong năm 2019?
Châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2019, dù tốc độ được dự báo sẽ chậm hơn so với năm 2018 nhờ hầu hết các nền kinh tế không có dấu hiệu quá "nóng" và lãi suất sẽ ở mức thấp
Tuy nhiên, ông Takahide Kiuchi, chuyên gia kinh tế tại Viện Nghiên cứu Nomura cho biết, đó mới chỉ là kịch bản được giả định khi nền kinh tế châu Á năm 2019 phó mặc cho chính quyền Trump.
Hiện nay, các chính sách bảo hộ của Mỹ vẫn đang bao phủ toàn cầu. Căng thẳng thương mại đồng nghĩa với việc Trung Quốc và Nhật Bản, hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, cũng như các nước khác, phải đối mặt với nguy cơ suy thoái mạnh.
Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Trung Quốc tại Buenos Aires vào tháng Mười hai vừa qua đã chứng kiến một thỏa thuận song phương về việc hai nước tạm thời ngừng đối đầu về thương mại. Nhưng thời gian 90 ngày này dường như không mang đến nhiều tiến triển trong các cuộc đàm phán.
Mỹ vẫn có thể tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc và mở rộng áp dụng thuế đối với 500 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu, bao gồm tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Thế giới đã chuẩn bị gì cho năm 2019?
07:05, 26/12/2018
Toàn cảnh kinh tế thế giới năm 2018 (Bài 1)
06:45, 26/12/2018
Một Trung Quốc siêu cường: (Bài 2) Công xưởng thế giới
06:00, 21/12/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa Việt Nam là công xưởng của Thế giới, Châu Á và ASEAN
13:34, 19/12/2018
Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), điều này sẽ làm giảm tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc 1,4% trong năm 2019, bao gồm cả tác động của chi tiêu vốn thấp hơn do lo lắng về triển vọng bất định của nền kinh tế.
Kịch bản này cũng cho thấy giá tiêu dùng Mỹ tăng thêm 0,9% do thuế quan làm tăng chi phí nhập khẩu. OECD giả định rằng, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất chính thức lên 0,5%, từ đó làm tăng giá trị của đồng đô la Mỹ lên khoảng 2%.
Điều này sẽ làm tăng giá hơn ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác ở châu Á, với các tác động lạm phát bất lợi. Các quỹ đầu tư danh mục có thể chuyển hướng sang Mỹ, tạo ra sự bất ổn trong thị trường tài chính tại các nền kinh tế mới nổi.
Thêm vào đó, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc làm nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, điều đó có thể gây ra sự bất ổn tài chính trong nước. Hai hình thức tài trợ phi ngân hàng - phương tiện tài chính của chính quyền địa phương (LGFV) và các sản phẩm quản lý tài sản - là nguyên nhân cốt lõi của rủi ro tài chính ở Trung Quốc.
Nếu nền kinh tế hoặc thị trường bất động sản có sự suy giảm nghiêm trọng, khu vực tập trung nhiều đầu tư, trái phiếu LGFV sẽ trở thành nợ xấu,.
Bên cạnh đó, các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi nguy cơ trực tiếp và gián tiếp, làm tăng rủi ro phá sản. Hơn nữa, nếu các ngân hàng cố gắng cắt giảm những rủi ro này bằng cách kiểm soát cho vay, điều đó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, có thể gây ra bất ổn thị trường tài chính hơn nữa.
Tất cả điều này nếu xảy ra sẽ khuếch đại tác động của cuộc chiến thương mại song phương đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trong trường hợp lạc quan, với cuộc chiến tranh thương mại được dàn xếp, GDP của Trung Quốc có thể tăng 6,4% vào năm 2019. Nhưng nếu bất ổn kinh tế trong nước xảy ra, tăng trưởng có thể giảm xuống còn khoảng 4,5%
Trong khi đó, Nhật Bản cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Với một cuộc xung đột leo thang, OECD ước tính thương mại thế giới có thể giảm giá trị khoảng 2,0%.
Theo kịch bản này, GDP của Nhật Bản sẽ giảm 0,6%. Cùng với ước tính của Ngân hàng Nhật Bản về tốc độ tăng trưởng tiềm năng 0,8%, tác động này sẽ đủ để đưa tăng trưởng của quốc gia này về bằng 0. Nhưng nếu không thể giải quyết tranh chấp riêng giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, tình hình có thể tồi tệ hơn và khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái.
Đầu năm 2019 sẽ chứng kiến sự khởi đầu của các cuộc đàm phán thương mại Nhật Bản - Hoa Kỳ và Nhật Bản gần như chắc chắn sẽ ở thế phòng thủ.Trong thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ, ô tô và phụ tùng ô tô chiếm 76,6%.
Do đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều khả năng tập trung vào ô tô. Washington cũng có thể sẽ yêu cầu cắt giảm thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp và thịt bò vì các lĩnh vực này rất nhạy cảm về mặt chính trị đối với Tokyo. Rất có khả năng, Nhật Bản sẽ nhượng bộ về lĩnh vực ô tô và giảm xuất khẩu ô tô sang Mỹ .
Nếu Nhật Bản buộc phải cắt giảm một nửa xuất khẩu ô tô sang Mỹ thông qua các biện pháp như hạn chế tự nguyện, GDP của Nhật Bản sẽ giảm thêm 0,5%. Kết hợp với thiệt hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, tác động tổng thể sẽ đủ lớn để đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào tình trạng suy thoái.
Nếu các cuộc đàm phán thương mại song phương đổ vỡ, chính quyền Trump có thể sử dụng quân bài đồng yên mạnh để đẩy mạnh tuyên bố Nhật Bản đang chủ định hạ giá đồng yên một cách không công bằng và làm tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản.
Washington có thể tìm cách buộc đồng yên phải tăng giá, đồng thời thúc ép Nhật Bản nhượng bộ thương mại. Đây là chiến lược thường được Washington sử dụng trong cuộc chiến thương mại những năm 1980 với Nhật Bản.
Nếu điều đó khiến đồng Yên Nhật mạnh lên nhanh chóng, các công ty định hướng xuất khẩu của Nhật Bản chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Tương tự, giá cổ phiếu của Nhật Bản cũng sẽ bị tác động, dẫn đến niềm tin của nhà đầu tư và hoạt động kinh tế suy giảm.
Những dự đoán này dựa trên các giả định về các hành động sẽ diễn ra của chính quyền Trump trong các cuộc xung đột thương mại với Bắc Kinh và Tokyo. Nhưng xác suất để những kịch bản như vậy trở thành hiện thực là khó có thể đoán định. Do đó, thật khó để lên kế hoạch kinh doanh trong một môi trường như thế này.