Mỹ và “cuộc chiến văn hóa” chống đa phương
Đến lượt UNESCO phải nhận thái độ thù địch của Mỹ. Không nghi ngờ gì nữa, "nước Mỹ trên hết" là mục tiêu của ông Trump khi nhiệm kỳ thứ hai sắp sửa mở màn.
Dù chưa tại vị ở Nhà trắng đủ lâu nhưng Tổng thống Trump đã cho thấy bóng hình của một “nước Mỹ trên hết”. Bất kể lý do đó là kinh tế hay chính trị, thậm chí cả trong văn hóa.
UNESCO sẽ như thế nào nếu không có Mỹ? 194 thành viên còn lại vẫn hoạt động bình thường cho dù không còn nguồn đóng góp tài chính dồi dào từ Washington.
Nhưng, điều khiến người ta quan tâm không phải là tổ chức này sẽ về đâu, phục vụ cho ai, mà đáng sợ hơn, nó là biểu hiện rõ rệt cho cái gọi là xu thế đa phương đang tan rã.
Hẳn nhiên, văn hóa - với tư cách một hình thái ý thức xã hội, nơi cuối cùng chịu tác động bởi các quyết định về kinh tế và chính trị, cho nên vấn đề của UNESCO không đơn thuần chỉ là không có Mỹ.
Người Mỹ đã nhìn UNESCO dưới con mắt chính trị khi muốn rút khỏi tổ chức này, dĩ nhiên nó liên quan mật thiết đến ích lợi kinh tế của nước này khắp nơi trên thế giới.
Trung Đông - nơi có rất nhiều các thiết chế văn hóa đặc sắc. Chúng trở nên có giá trị và mỗi một quyết định của UNESCO có thể đi kèm với một đường biên giới “mềm” được vạch ra. Trong bối cảnh xáo trộn bởi cuộc chiến của người Israel với thế giới Ả rập thì “chủ quyền văn hóa” đóng vai trò hết sức quan trọng.
Có thể bạn quan tâm
Chính thức đón bằng của UNESCO ghi danh di sản Bài Chòi
11:39, 06/05/2018
Mỹ chính thức rút khỏi UNESCO vào cuối năm nay
23:12, 12/10/2017
Việt Nam thể hiện trách nhiệm khi tranh cử Tổng Giám đốc UNESCO
06:44, 10/10/2017
Tổng Giám đốc UNESCO sắp thăm Việt Nam
07:39, 19/08/2017
Trong khi Israel bất mãn với UNESCO vì tổ chức này ủng hộ Palestin, còn Mỹ lại “đánh từ xa” - yêu cầu cải tổ để không bị thao túng bởi các quốc gia chống lại Israel - một đồng minh thân cận của Washington.
Nhưng lịch sử UNESCO cho thấy, từ khi thành lập cho đến nay chưa một quốc gia Ả rập nào nắm quyền Chủ tịch. Ngoài 2 lần Mỹ đứng đầu UNESCO, còn lại thuộc về Châu Âu. Nhật đại điện cho Châu Á, Mexico đại điện cho Nam Mỹ và một đại diện Châu Phi là Senegal.
Mỹ và các nước Âu Châu cũng là nơi đóng góp nhiều nhất về tài chính.Vậy, vì sao xuất hiện cáo buộc UNESCO thiên vị các nước Ả rập? Hay là nước Mỹ muốn “mượn gió bẻ măng” để giải quyết các vấn đề riêng rẽ?
Năm 1974, Tổng thống Mỹ khi ấy là Gerald Ford đã khuyến nghị Quốc hội Mỹ tạm ngừng đóng góp tài chính cho UNESCO sau khi tổ chức này thông qua một nghị quyết ủng hộ phong trào giải phóng Palestine (PLO).
Năm 1984, Mỹ từng rút khỏi UNESCO, đó là dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Reagan, với cáo buộc tổ chức này được quản lý kém, tham nhũng và bị lợi dụng để ủng hộ các lợi ích của Liên bang Xô viết.
Để thấy rằng, văn hóa không đơn thuần chỉ là các giá trị vật chất và tinh thần, nó bị biến thành công cụ chính trị mà nước Mỹ là một “bậc thầy” trong sử dụng văn hóa để thị uy sức mạnh.
Động thái mới nhất này của Mỹ cũng được cho là thể hiện quan điểm của ông Trump về việc Washington có hay không cần thiết phải tiếp tục tham gia các tổ chức đa phương. Và một lần nữa, chính sách “nước Mỹ trên hết” hiện ra rõ ràng!
Một lần nữa mối lo không phải nằm ở văn hóa mà là sự sụp đổ của các diễn đàn đa phương, để ngỏ vô số vấn đề mang tính chất toàn cầu.
Cuộc chiến trong lĩnh vực văn hóa sẽ kéo Trung Đông vào những mâu thuẫn sâu sắc hơn, vì trong tất cả các loại xung đột, - xung đột văn hóa luôn là sự tổn thương rất sâu khó hàn gắn.
Nhưng quan trọng hơn cả là câu hỏi Washington toan tính gì khi “đặt vấn đề” với UNESCO?
Thứ nhất: Mỹ muốn chứng tỏ với Israel, họ mới là người bạn tốt nhất, điều này không nằm ngoài sự chi phối của lợi ích kinh tế ở Trung Đông. Mới đây thôi, Mỹ đã công nhận vùng đất Jerusalem đang tranh chấp là thủ đô của Israel!
Thứ hai: Nhiệt tình ủng hộ Israel đồng nghĩa với việc người Mỹ không ngại đào sâu khoảng cách với thế giới Ả rập. Liệu rằng, đây có phải là một tuyên bố ngầm “Mỹ đã chinh phục được Trung Đông?”
Suy cho cùng, mọi thái độ nhìn văn hóa dưới con mắt chính trị đều có phần trăm thất bại rất cao. Jerusalem là vùng đất tiếp giáp giữa 3 lục địa Á - Âu - Phi, là thánh địa của 3 tôn giáo lớn trên thế giới, bao gồm Do Thái giáo, Kito giáo và Hồi giáo.
Ba tôn giáo này hiện có hàng tỷ tín đồ trên thế giới, nên Jerusalem có cái lý của nó khi được UNESCO công nhận là di sản nhân loại. Có chăng, tình hình phức tạp bởi cái tôi của những nước lớn?