Mối quan hệ Mỹ - Trung: Quá quan trọng để bỏ qua
Mỹ-Trung đã không còn sự sẵn sàng của cả hai bên để hiểu rõ hơn về động lực, nhu cầu và mối quan tâm của phía bên kia để tìm ra những giải pháp bình thường hóa quan hệ
Tầm nhìn chung cho tương lai đã tan biến, thay vào đó là những mục tiêu dường như ngày càng mâu thuẫn. Thay vì tìm thấy điểm chung, giới lãnh đạo của cả hai bên đang cho phép sự khác biệt về văn hóa, quản trị và lịch sử đẩy hai nước ra xa nhau hơn.
Tất nhiên, tình hình địa chính trị ngày nay rất khác. Mỹ không còn tìm kiếm một đồng minh như trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Và Trung Quốc không còn tuyệt vọng để giành được sự công nhận trên toàn cầu cũng như trong viêc tiếp cận hệ thống kinh tế quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Mỹ - Trung và những vấn đề không thể giải quyết
06:00, 11/01/2019
Đàm phán Mỹ - Trung: Một "lối thoát" đã định hình?
15:15, 10/01/2019
"Ngòi nổ" mới trong xung đột Mỹ - Trung
05:01, 23/12/2018
Quan hệ Mỹ - Trung giữa căng thẳng Huawei: “Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”
05:30, 12/12/2018
Giờ đây, Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hơn là đồng minh chiến lược. Và, ngay cả trong lúc tận hưởng những thành quả kinh tế từ việc bình thường hóa, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn đang cố gắng vượt ra khỏi sự phụ thuộc trước đây vào hệ thống quốc tế phương Tây.
Những thay đổi này chắc chắn ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ-Trung và khiến cả hai bên tự hỏi liệu các chính sách và phương pháp tiếp cận trong quá khứ có còn hiệu quả hay không.
Nếu giới lãnh đạo ngày nay nắm quyền vào những năm 1970, giới quan sát nghi ngờ việc bình thường hóa thậm chí có thể tiến gần đến thành công. Sự hùng biện mạnh mẽ và chính sách đối ngoại đôi khi cứng rắn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng với tầm ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ngày càng mở rộng,đã khiến không chỉ người Mỹ lo lắng.
Có một sự cảnh giác toàn cầu ngày càng tăng về Trung Quốc. Tuy nhiên, những tuyên bố không kiên định của Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đang cho thế giớ thấy chính quyền của ông nhận thức kém thế nào về cách thức thực tế đối phó với một quốc gia đề cao thể diện và tính hợp pháp của đảng.
Những hành động của ông chỉ tạo điều kiện thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, làm cho sự thỏa hiệp trong tương lai khó khăn hơn. Đặc biệt, khi cuộc chiến thương mại tiếp diễn, hiện vẫn còn rào cản quá lớn đối với những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Mặc dù vòng đàm phán thương mại mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đã khép lại với những đánh giá tích cực từ hai phía, tuy nhiên vẫn chưa có một thỏa thuận cụ thể nào được đưa ra và cũng không có lịch hẹn nào cho buổi gắp mặt tiếp theo trong vòng 90 ngày đình chiến.
Do vậy, để đạt được những kết quả cụ thể, giới chuyên gia cho rằng, Mỹ và Trung Quốc cần làm nhiều hơn những an ủi tạm thời mà họ mang đến cho thế giới. Đầu tiên, Mỹ và Trung Quốc phải quyết định một tầm nhìn chung quan trọng hơn sự bất bình của họ. Điều này sẽ khuyến khích các nước đạt được thỏa hiệp hướng đến mục tiêu quan trọng hơn.
Một mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn có thể là mục tiêu mới. Nhưng, như cuộc chiến thương mại cho thấy, điều này không thể hiệu quả nếu hai bên không hợp tác để xác định chính xác mục tiêu chung của họ là gì và làm thế nào để đạt được.
Hai bên phải thể hiện sự nỗ lực nhiều hơn. Do đã có một lịch sử phức tạp, Mỹ-Trung đòi hỏi một mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ, bao gồm cả việc tạo ra một liên kết sâu sắc, lâu dài giữa các quan chức hai nước.
Rõ ràng, vài cuộc họp cấp cao giữa các quan chức là không đủ. Các nhà ngoại giao cần phải thiết lập quan hệ ở tất cả các cấp trong chính phủ, thậm chí kết nối hai nhà lãnh đạo cao nhất.
Nhân kỷ niệm 40 năm bình thường hóa, hai bên nên suy ngẫm về mối quan hệ Mỹ-Trung và tương lai của mối quan hệ này. Họ cần nhớ lại cách mối quan hệ đã phát triển và mang lại lợi ích cho cả hai bên trong nhiều thập kỷ như thế này.
Mối quan hệ này quá quan trọng để có thể bỏ qua và chắc chắn mang đến quá nhiều hậu quả nếu sụp đổ. Cả Mỹ và Trung Quốc phải dành thời gian, công sức và nhân sự để phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp hơn.