Có một "tấm áo choàng" che phủ quan hệ Mỹ - Nga?
Vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ cáo buộc rằng ông đang bí mật làm việc thay mặt Nga và chỉ trích Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về thông tin này.
Trong cuộc phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại dài 20 phút với đài Fox News, ông đã mô tả câu chuyện của New York Times, rằng: "FBI đã mở một cuộc điều tra về việc liệu ông có giúp đỡ Nga chống lại lợi ích của đất nước mình hay không" - "Đó là một sự xúc phạm", ông Trump nhấn mạnh.
Theo đó, trích dẫn các nguồn tin nặc danh, tờ báo này cho biết cuộc điều tra là một phần công tác phản gián, để xác định liệu Tổng thống Trump đang cố tình hay vô tình làm việc cho Moscow và gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Đây cũng là một phần của hoạt động xác định xem liệu việc Tổng thống Trump sa thải cựu Giám đốc FBI James Comey có cấu thành tội cản trở công lý hay không.
Có thể bạn quan tâm
Thượng đỉnh Mỹ - Nga và những toan tính
07:00, 26/10/2018
“Thế lực ngầm” nào đang cản trở quan hệ Mỹ - Nga?
04:31, 20/07/2018
Điểm lại những Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nga nổi bật
01:03, 17/07/2018
Những vấn đề "nóng" trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga
16:16, 16/07/2018
Trước đó, Tổng thống Trump nhắc lại những tuyên bố vô căn cứ rằng FBI đã xử lý sai cuộc điều tra về đối thủ của ông trong cuộc bầu cử - bà Hillary Clinton. Tổng thống nhấn mạnh rằng ông đã cứng rắn với Nga hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác.
Mối quan hệ nồng ấm của Trump với Tổng thống Nga, Vladimir Putin, từ lâu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo. Những hành động của ông Trump được coi là có lợi cho điện Kremlin.
Ông đã bác bỏ sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016; ông cho rằng Nga được quyền sáp nhập Crimea; liên tục tấn công các đồng minh NATO, chống lại các nỗ lực áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moscow và bắt đầu rút lực lượng Mỹ ra khỏi Syria.
Những động thái mà các nhà phê bình coi là "nhượng đất hiệu quả" cho Nga và khiến Bộ trường Quốc phòng James Mattis từ chức.
Sau đó, một ngày sau khi sa thải ông Comey, ông đã tiếp đón Ngoại trưởng Nga, Vladimir Lavrov, tại Phòng Bầu dục - và tiết lộ thông tin tình báo từ một hoạt động chống khủng bố ở Israel.
Tại một hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki vào mùa hè năm ngoái, Tổng thống Trump dường như đã đứng về phía Putin thay vì các cơ quan tình báo của mình xoay quanh những câu hỏi về việc can thiệp bầu cử.
Thậm chí, trong một cuộc họp kín với Tổng thống Putin, một số quan chức cho biết họ không bao giờ có thể có được một bài đọc đáng tin cậy về cuộc họp kéo dài hai giờ giữa hai nhà lãnh đạo.
Vừa qua, tờ báo Washington Post đưa tin rằng Tổng thống Trump đã lấy các ghi chú từ cuộc họp năm 2017 với ông Putin ở Hamburg từ chính phiên dịch viên của mình.
Trích dẫn các quan chức hiện tại và cựu quan chức của Mỹ, bài báo cũng cho biết ông Trump đã chỉ thị phiên dịch viên không được thảo luận về những gì đã xảy ra với các quan chức chính quyền khác.
Ông Trump cũng có những cuộc trò chuyện riêng tư khác với ông Putin tại các cuộc họp của các nhà lãnh đạo toàn cầu bên ngoài sự hiện diện của các trợ lý.
Ông đã nói chuyện rất lâu với ông Putin tại một bữa tiệc tại một hội nghị toàn cầu năm 2017 tại Hamburg, nơi chỉ có phiên dịch viên của ông Putin có mặt. Ông Trump cũng đã có cuộc trò chuyện ngắn với ông Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires.
Điều này đã đặt ra nhiều nghi ngờ xoay quanh mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Nga Putin, theo các cựu quan chức Mỹ cho biết, những hành vi của ông Trump trong mối quan hệ với Nga rất mâu thuẫn với các tổng thống trước đây.
Khi Moscow luôn có những trợ lý cấp cao chứng kiến các cuộc họp với Tổng thống Nga, đồng thời các bản ghi chép toàn diện nội dung cuộc gặp sau đó sẽ được chia sẻ một cách công khai trong nội bộ chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cho rằng, sự hiện diện của cấp dưới làm suy yếu khả năng thiết lập mối quan hệ với ông Putin và việc ông giữ kín thông tin các cuộc gặp với Tổng thống Nga do lo sợ những tin tức rò rỉ sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Sự trao đổi bí mật giữa Tổng thống Trump và ông Putin không chỉ khác thường với lịch sử, mà còn gây nên sự phẫn nộ. Điều đó ngăn cản chức năng tư vấn của các chuyên gia cố vấn và sĩ quan nội các Mỹ. Đồng thời mang lại cho ông Putin nhiều cơ hội hơn để thao túng Tổng thống Trump?
Đồng quan điểm về vấn đề này, các nhà lập pháp thuộc Đảng dân chủ cũng nhận định, "lớp áo choàng" bí mật xung quanh các cuộc họp của ông Trump với ông Putin là chưa từng có và đáng lo ngại.
Với nền tảng và vị thế quyền lực hiện tại ở Nga, ông Putin dễ dàng và thuận lợi trong xử lý quan hệ của Nga với Mỹ hơn hẳn ông Trump ở Mỹ trong xử lý quan hệ của Mỹ với Nga.
Khác so với ở thời ông Obama, nếu cho rằng Mỹ đang có một sự khởi đầu mới với Nga thì dường như đây cũng là quan điểm có tính định kiến.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện tại phải được nhìn nhận và đánh giá đồng thời trên cả hai phương diện là những động thái chung từ chính quyền của cả hai phía và mức độ quan hệ cá nhân giữa ông Trump và ông Putin.