Thoát hiểm ngoạn mục, bà May tiếp tục vật lộn với Brexit!
Chỉ 24 giờ sau khi chịu thất bại lịch sử tại quốc hội về thỏa thuận Brexit của mình, Thủ tướng Theresa May đã "sống sót" cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Đây là một kết quả được mong đợi, vì cuộc nổi loạn trong đảng Bảo thủ có thể sẽ dẫn đến một cuộc tổng tuyển cử nhiều khả năng mang đến kết quả rất tồi tệ.
Việc bãi nhiệm thủ tướng vào lúc này là một lựa chọn ít hấp dẫn khi điều đó có thể dẫn đến việc đảng Bảo thủ bị đẩy xuống làm nội các đối lập.
Với những màn kịch rất công khai về Brexit, không có gì lạ khi người dân Anh mất niềm tin sâu sắc vào các đại diện dân biểu và động lực của họ.
Do đó, những diễn biến tiếp theo rất quan trọng không chỉ đối với thủ tướng và đất nước, mà còn đối với niềm tin của người dân vào nền dân chủ nước Anh.
Có thể bạn quan tâm
Brexit "nghẽn" ở Hạ viện: Tương lai bà May bị đếm ngược?
06:30, 17/01/2019
Thủ tướng Anh và sức ép vô hình cận Brexit
12:15, 15/01/2019
Liên hiệp Anh nguy cơ tan rã vì Brexit?
06:55, 02/01/2019
EU năm 2018: Brexit, bạo động và vấn đề ngân sách
07:00, 17/12/2018
Con đường mờ mịt phía trước và nhiều người ở EU muốn biết chính xác Vương quốc Anh muốn gì. Trong nỗ lực tìm hiểu điều này, bà May đã hứa sẽ tham khảo ý kiến của các nghị sĩ hàng đầu về tương lai nước Anh.
Mặc dù bị chỉ trích vì không làm điều này sớm hơn, nhưng trong bối cảnh hiện tại thật khó để bà May hoặc Liên minh châu Âu có thể đưa ra một thỏa thuận có thể làm hài lòng bất cứ ai.
Trên thực tế, cách duy nhất để có được những thay đổi lớn trong các vấn đề gây tranh cãi là mở lại các cuộc đàm phán Brexit với Liên minh châu Âu và kéo dài giai đoạn Điều 50.
Mặc dù có một số sự ủng hộ cho việc kéo dài quy trình điều 50, mở lại đàm phán không phải là một lựa chọn chấp nhận được ở châu Âu trong thời gian qua. Điều đó không có vẻ như có thể thay đổi.
Nếu một thỏa thuận chắc chắn không nằm trên bàn đàm phán, điều đó đồng nghĩa với việc chính phủ Anh sẽ có ít lựa chọn để theo đuổi.
Brexit có thể bị hủy bỏ hoặc có thể có một cuộc trưng cầu dân ý khác. Tuy nhiên, cả hai đều không phải những những lựa chọn phổ biến trong Đảng Bảo thủ.
Một khả năng khác là chính phủ có thể tiếp tục bỏ phiếu tại quốc hội về thỏa thuận này, hoặc một số phiên bản khác của thỏa thuận, cho đến khi nó được thông qua, mặc dù tính hợp pháp của điều này hiện đang bị nghi ngờ.
Nếu thỏa thuận không thể thông qua Hạ viện, có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc rời đi mà không có thỏa thuận. Do đó, các nghị sĩ đảng Bảo thủ cần phải ủng hộ thỏa thuận hoặc từ chức.
Đây cũng là thời gian quyết định cho nhà lãnh đạo Jeremy Corbyn và Đảng Lao động. Thất bại trong việc giành được phiếu tín nhiệm và không thể ép buộc tổ chức một cuộc tổng tuyển cử.
Họ cũng phải ủng hộ thỏa thuận hoặc giao phó quốc gia cho kịch bản không thỏa thuận. Tất nhiên vẫn có lựa chọn luôn gây tranh cãi về một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai.
Ông Corbyn đã chống lại những lời kêu gọi của một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai, nhưng với áp lực gia tăng từ các nghị sĩ và thành viên trong đảng, cũng như một nhu cầu tuyệt vọng về một số khác biệt về Brexit giữa hai đảng lớn.
Sẽ thật khó để ông và đảng Lao động tiếp tục bỏ phiếu chống lại thỏa thuận của thủ tướng mà không đưa ra một sự thay thế khả thi.
Sau khi thể hiện thành công mong muốn và khả năng khẳng định bản thân trong quá trình Brexit tại quốc hội, chính các nghị sĩ có thể là chìa khóa để phá vỡ bế tắc.
Có một khả năng rằng, họ sẽ chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn vấn đề và ban hành đạo luật để ngăn chặn một kịch bản không thỏa thuận.
Với thất bại lịch sử của thỏa thuận Brexit, và một động thái như vậy có thể nhận được sự ủng hộ cần thiết không phải là không thể.
Tuy nhiên, nếu EU từ chối thay đổi thỏa thuận hoặc thời điểm Brexit, một lần nữa khó có thể thấy điều này cuối cùng sẽ dẫn đến đâu.
Bất chấp những tuyên bố rằng Brexit sẽ cho phép Vương quốc Anh “lấy lại quyền kiểm soát”, dường như chính Liên minh châu Âu là người kiểm soát tình hình này.
Trước đó, có một số ý kiến cho rằng, việc Quốc hội bãi bỏ thỏa thuận sẽ khiến EU chịu áp lực và Brussels sẽ quay trở lại bàn đàm phán.
Nhưng, như tình hình hiện tại, điều này giống như sự lạc quan không đúng chỗ và thậm chí là mơ tưởng. Mặc dù triển vọng của Brexit không có thỏa thuận tất nhiên là mối lo ngại với họ.
Nhưng các quốc gia thành viên EU còn lại đã sẵn sàng trước những tác động từ việc Anh rời bỏ EU mà không có một thỏa thuận.
Họ không muốn vậy, nhưng nếu phải lựa chọn giữa điều đó hoặc đe dọa tính toàn vẹn của thị trường chung EU, thì việc Anh phải ra đi với bàn tay trắng gần như sẽ là phương án chắc chắn nhất.