Viễn cảnh xấu cho làng công nghệ châu Á

Cẩm Anh 31/01/2019 11:00

Các nhà cung cấp công nghệ châu Á đang chuẩn bị cho sự suy giảm nhu cầu toàn cầu trong bối cảnh chiến thương mại Mỹ -Trung và thị trường smartphone đang bão hòa.

Thị trường điện thoại thông minh bão hòa đã góp phần làm giảm nhu cầu tại các nhà sản xuất chip và các nhà cung cấp khác ở châu Á

Thị trường điện thoại thông minh bão hòa đã góp phần làm giảm nhu cầu toàn cầu

Dự báo lợi nhuận các công ty công nghệ đang cho thấy triển vọng ảm đạm. Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan, nhà máy sản xuất chip lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp chính của Apple, dự báo lợi nhuận hoạt động trong ba tháng đầu năm sẽ giảm hơn 20% so với năm trước.

Kết quả quý IV/2018 cho thấy sự sụt giảm lợi nhuận đáng kể của các công ty như nhà sản xuất chip bộ nhớ SK Hynix của Hàn Quốc và Nanya Technology của Đài Loan, cũng như nhà sản xuất động cơ Nhật Bản Nidec.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế suy thoái khiến bất động sản Châu Á "chao đảo"?

    04:16, 28/01/2019

  • CEO Microsoft khuyên các CEO châu Á cần làm gì khi ứng dụng công nghệ năm 2019

    04:26, 21/01/2019

  • Đưa Việt Nam trở thành “một con hổ mới” của kinh tế châu Á

    15:16, 17/01/2019

Lợi nhuận hoạt động trong quý IV của SK Hynix giảm 32% so với quý trước, với công ty nêu lý do là một sự thay đổi nhanh chóng trong điều kiện thị trường bộ nhớ.

Lợi nhuận ròng hàng quý của Nanya giảm khoảng 40%. Công ty này cho biết sẽ cắt giảm 50% chi phí vốn trong năm 2019 để đáp ứng với điều kiện thị trường.

Samsung Electronics của Hàn Quốc cho biết họ sẽ ghi nhận mức giảm lợi nhuận hoạt động lần đầu tiên trong hai năm trong quý IV năm 2018, trong khi LG Electronics dự báo lợi nhuận hoạt động giảm 80% trong cùng kỳ.

Việc xuất khẩu chip của Hàn Quốc sang Trung Quốc và Hồng Kông đã giảm 19% trong tháng 12/2018, trong khi tổng giá trị xuất khẩu của Đài Loan sang các thị trường này giảm 9,9%. Khoảng 40% xuất khẩu từ Đài Loan là sang thị trường Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và thị trường điện thoại thông minh bão hòa là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến triển vọng lợi nhuận của các công ty công nghệ châu Á.

Tác động tiêu cực không chỉ gói gọn trong lĩnh vực bán dẫn. Nhà sản xuất màn hình LCD Japan Display đã ghi nhận khoản lỗ hoạt động 14,4 tỷ Yên (tương đương 131 triệu USD) trong 3 quý đầu năm 2018, với doanh số giảm hơn 40% so với năm trước.

Những công ty khác, chẳng hạn như nhà cung cấp thiết bị sản xuất chip Tokyo Electron, cũng đã hạ dự báo lợi nhuận của họ.

Theo Nikkei tính toán rằng các đơn đặt hàng tháng 10 và 12 cho các bộ phận điện tử đã giảm 3% trong năm xuống còn 1,53 nghìn tỷ Yên.

Mặc dù doanh số liên quan đến ô tô vẫn tương đối mạnh, sự sụt giảm lớn trong các mặt hàng linh kiện điện thoại thông minh đã chấm dứt chuỗi tăng trưởng kéo dài từ cuối năm 2016.

Sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc cũng góp phần làm suy giảm nhu cầu đối với các mặt hàng điện tử. Khối lượng sản xuất điện thoại thông minh tại Trung Quốc đã giảm kể từ tháng 9, trong đó tháng 12 đã giảm gần 10%.

Nhà sản xuất hợp đồng có trụ sở tại Đài Loan, Hon Hai Precision Industry, được biết đến với tên gọi Foxconn, đã cắt giảm khoảng 50.000 lao động thời vụ tại trung tâm sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất Trung Quốc ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.

Theo số liệu hải quan được công bố hôm thứ Tư, xuất khẩu các thiết bị sản xuất bán dẫn của Nhật Bản sang Trung Quốc đã giảm 34% trong năm xuống còn 69.2 tỷ yên do sự chậm lại của sản xuất công nghệ tại Trung Quốc.

Các đơn đặt hàng công cụ máy móc Nhật Bản của Trung Quốc, được sử dụng để sản xuất các thiết bị như điện thoại thông minh, đã giảm 56,4% trong tháng 12.

Hiệp hội các nhà chế tạo công cụ máy móc Nhật Bản báo cáo hôm thứ Tư, ghi nhận mức giảm tháng thứ mười liên tiếp. Mặc dù vậy, Chủ tịch hiệp hội Yukio Iimura cho biết, việc sụt giảm vẫn chưa chạm đáy.

Việc xây dựng các trung tâm công ng

Việc xây dựng các trung tâm dữ liệu của một số ông lớn công nghệ đang có dấu hiêu chững lại cũng gây ra những tác động đến thị trường

Một nguyên nhân khác cũng được cho rằng có tác động không nhỏ là việc xây dựng các trung tâm dữ liệu của các công ty công nghệ Mỹ đang có dấu hiệu chững lại.

Việc đầu tư vốn của Google, Apple, Amazon, Microsoft và Facebook đã giảm trong quý hai và ba trong năm ngoái. Các trung tâm dữ liệu đòi hỏi số lượng lớn bộ nhớ, phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.

Các công ty công nghệ của Trung Quốc cũng đang phải chịu ảnh hưởng, làm tăng khả năng rằng các điều kiện việc làm trong lĩnh vực này xấu đi có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, qua đó làm sụt giảm thêm nhu cầu đối với các thiết bị như điện thoại thông minh.

Nhu cầu các mặt hàng bán dẫn dự kiến sẽ tăng trong dài hạn bởi các yếu tố như sự mở rộng của nền kinh tế dữ liệu. Nhưng với sự không chắc chắn gây ra bởi các yếu tố như cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, một số chuyên gia cảnh báo rằng sự xuống dốc này có thể kéo dài hơn bình thường.

Cẩm Anh