Đàm phán Mỹ - Triều: Con đường chông gai phải đi
Chừng nào còn xung đột với Mỹ, Triều Tiên sẽ không thể phát triển kinh tế đúng cách.
Khi Tổng thống Donald Trump chuẩn bị tiếp tục đàm phán với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong tuần này, ông đã tiến hành việc đàm phán với một áp lực không nhỏ là cần phải đưa ra một kết quả cụ thể, trong khi ông Kim đã giành chiến thắng trong các cuộc đàm phán ngoại giao đang diễn ra.
Tám tháng sau cuộc gặp đầu tiên của họ ở Singapore vào năm 2018, có rất ít dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đã chuyển sang phi hạt nhân hóa. Và bằng cách kéo dài thêm các cuộc đàm phán với Mỹ, các nhà phân tích cho biết ông Kim có thêm thời gian để nâng cao năng lực hạt nhân của đất nước của mình và yêu cầu nhượng bộ kinh tế từ Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Donald Trump
11:22, 27/02/2019
Doanh nghiệp Hàn Quốc kỳ vọng gì tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều?
11:13, 27/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Tổng thống D. Trump tại Phủ Chủ tịch
10:35, 27/02/2019
[Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều]: Lịch trình ngày đầu tiên (27/2)
08:20, 27/02/2019
Khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các đối tác Bắc Triều Tiên có cuộc họp sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên, Mỹ đã đề nghị Triều Tiên thực hiện việc từ bỏ chương trình hạt nhân của đất nước này bằng cách đưa ra các danh sách các cơ sở, vũ khí, nhà khoa học, ngân sách chi tiêu và nhiều hơn nữa. Nhưng Triều Tiên đã từ chối điều này.
Kể từ đó, Mỹ dường như đã từ bỏ sự nóng vội và thay vào đó đã giải quyết theo cách tiếp cận từng lát một, thực hiện một tiến trình cụ thể về cách hai bên có thể duy trì đàm phán và tiến tới các mục tiêu tương ứng cứu trợ và đảm bảo an ninh cho Triều Tiên và loại bỏ vũ khí hạt nhân cho Mỹ.
Và cuối cùng, Hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam đã không đi đúng như kế hoạch. Cả hai nhà lãnh đạo đã rời khỏi cuộc gặp mà không có thỏa thuận hay tuyên bố chung nào được công bố. Sau đó, thế giới được chứng kiến một sự mâu thuẫn giữa hai bên trong hai cuộc họp báo diễn ra ngay sau khi cuộc gặp kết thúc một cách đột ngột.
Sự thất bại lớn này khiến cho tương lai của mối quan hệ ngoại giao Mỹ-Triều Tiên càng trở nên không chắc chắn cho đến bây giờ. Điều đó thể hiện ở sự khác biệt rõ ràng giữa hai bên, về quy mô và tốc độ tiến hành việc phi hạt nhân hóa; cùng sự bất đồng về việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt.
Bình thường hóa quan hệ hoàn toàn sẽ cần thêm thời gian. Quá khứ là minh chứng rõ nhất cho điều này. Có các cuộc đàm phán cấp cao như vậy đã bị phá vỡ, và sau đó phục hồi, bao gồm cả các cuộc đàm phán Mỹ-Liên Xô cũ giữa cựu Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô lúc bấy giờ là Mikhail Gorbachev vào năm 1986 và 1987.
Tương tự, sau khi cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger bí mật tới thăm Bắc Kinh năm 1971, phải mất thêm 8 năm trao đổi ngoại giao Hoa Kỳ mới bình thường hóa được mối quan hệ thù địch với Trung Quốc, với việc Tổng thống Jimmy Carter công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về mặt ngoại giao năm 1979.
Mặc dù vậy, trong câu chuyện giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, dường như vẫn còn khoảng cách khá xa giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Quyết định gây sốc của tổng thống Hoa Kỳ đã rời bỏ các cuộc đàm phán hạt nhân ngày 28/2 sau nhiều giờ gặp gỡ tại Việt Nam đã buộc nhà lãnh đạo Triều Tiên phải đặt ra những câu hỏi mới về chiến lược tiếp theo trong việc giảm nhẹ các lệnh trừng phạt quốc tế đang tác động tiêu cực lên nền kinh tế nước nhà.
Động thái này có khả năng làm tăng áp lực nội bộ lên nhà lãnh đạo trẻ tuổi khi ông cần chứng minh rằng ông đã không phạm lỗi bằng cách ngồi xuống với nhà lãnh đạo Mỹ. Sự thất bại của hội nghị thượng đỉnh đã củng cố sự lựa chọn cơ bản mà Triều Tiên phải đối mặt, đó là đàm phán với Mỹ hoặc buộc phải có một cuộc khủng hoảng hạt nhân khác để cải thiện vị thế trong các cuộc thương lượng của mình.
Mặc dù rất khó để biết ông Kim sẽ chọn con đường nào, nhưng một cách tiếp cận cứng rắn có nguy cơ khiến ông phải quay trở lại sự cô lập trong ngoại giao mà ông đã trải qua trong quá khứ.
Về phần mình, sau hai năm đe dọa và trừng phạt cứng rắn, sau đó đột ngột đưa ra biện pháp ngược lại, Tổng thống Mỹ dường như đã nhận thức được rằng, sự vội vàng của Mỹ đã làm ông có cách đánh giá sai lầm về nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Mặc dù vậy, Tổng thống Trump hiện có vẻ muốn có một cuộc đối thoại chiến lược bền vững với ông Kim, đặc biệt là trước chiến dịch tái tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020 tiềm năng của ông. Nhưng nếu cuối cùng, ông Kim Jong-un từ bỏ bất kỳ cam kết quan trọng nào trong mắt Tổng thống Mỹ, thì áp lực chính trị trong nước sẽ buộc Tổng thống Trump phải tăng cường lập trường chống lại Bình Nhưỡng, bất chấp những lời nói ấm áp trong năm 2018 và đầu năm 2019.
Tổng thống Trump vẫn đang chịu áp lực chính trị tiềm tàng ở Mỹ trên mọi phương diện. Đảng Dân chủ đã tiếp tục tiến hành cuộc điều trần với luật sư cũ Michael Cohen tại quốc hội. Điều này đi ngược lại một luật bất thành văn ở Washington, không công kích tổng thống khi người đứng đầu Nhà Trắng đang công du nước ngoài.
Các nhà phân tích cho rằng hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần này là một trở ngại lớn cho tất cả các bên liên quan đến cuộc đình chiến hạt nhân. Cả hai bên đã mất rất nhiều bởi thực tế họ trở về tay không sau sự thất bại của các cuộc đàm phán.
Hiện tại, Triều Tiên hiện đang chờ đợi để xem kết quả của cuộc bầu cử Mỹ vào năm tới. Nếu thành viên đảng Dân chủ giành chiến thắng, các cuộc đàm phán sẽ rơi vào bế tắc vì đảng Dân Chủ thường có lập trường trái ngược với Tổng thống Trump trong câu chuyện Triều Tiên.
Giới chuyên gia cho rằng, cả hai bên nên tìm kiếm cơ hội để tăng cường đối thoại, đặc biệt là từ phía Mỹ. Điều quan trọng là phải tiếp tục đàm phán. Mặt khác, tất cả các bên liên quan, nhấn mạnh vai trò của Hàn Quốc, nên tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhau để tiến bộ trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.