[Bức tranh kinh tế Trung Quốc] Bài 1: Những mảng màu tối

Việt Nga 05/03/2019 11:00

Không cần đến cuộc chiến thương mại, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có dấu hiệu bước vào một cuộc khủng hoảng "mang màu sắc Trung Quốc"

Một lần nữa, các nhà đầu tư thế giới đang lo lắng cho “sức khỏe” của nền kinh tế Trung Quốc. Và những lo lắng này không phải không có lý do. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới  đã giảm xuống còn 6,5% - tốc độ chậm nhất kể từ giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.

Khó khăn bủa vây

Đây là lần đầu tiên trong hơn hai thập niên qua, số lượng tiêu thụ xe hơi tại quốc gia này đã sụt giảm. Bên cạnh đó, những thống kê từ các tổ chức tài chính uy tín đều đưa ra những cảnh báo về việc một Trung Quốc đang trì trệ sẽ kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Không phải đến khi những cảnh báo này được đưa ra, người dân Trung Quốc mới nhận ra những nguy cơ nền kinh tế của họ đang phải đối mặt. Ngay cả khi thị trường chứng khoán Thượng Hải vừa có một đợt tăng giá gần đây, chỉ số Shanghai Composite vẫn sụt giảm hơn 1/4 so với mức đỉnh năm 2018.

Thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang bắt đầu gây tổn thương cho các nhà máy của nước này. Sự sụt giảm mạnh và bất ngờ trong kim ngạch nhập khẩu tháng 12 đã cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc mạnh như thế nào. Điều này đã khiến Bắc Kinh phải xuống nước và đàm phán với Washington để xoa dịu cuộc xung đột.

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng phó với rủi ro từ kinh tế Trung Quốc

    Ứng phó với rủi ro từ kinh tế Trung Quốc

    05:29, 23/02/2019

  • Nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc bất an

    Nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc bất an

    01:00, 20/02/2019

  • Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đối mặt với các khoản nợ khổng lồ

    Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đối mặt với các khoản nợ khổng lồ

    07:00, 18/02/2019

  • Trung Quốc đang

    Trung Quốc đang "sứt mẻ" hình ảnh toàn cầu?

    06:30, 15/02/2019

Một thỏa thuận thương mại, nếu xảy ra, sẽ làm dịu lo lắng cho các nhà đầu tư, và thậm chí có thể giúp kích thích tăng trưởng kinh tế, ít nhất là trong tương lai gần . Nhưng điều này sẽ không giúp xóa bỏ các nguy cơ rình rập nền kinh tế Trung Quốc. Mặc dù thuế quan là một mối lo lớn, nhưng các vấn đề thực sự lại ăn sâu hơn, tồn tại chính trong cấu trúc tài chính của Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng lần này xảy ra trong bối cảnh các ngân hàng đầm đìa nợ xấu, các công ty phá sản, và nhà nước phải ra tay giải cứu

Cuộc khủng hoảng tài chính lần này tại Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh các ngân hàng đầm đìa nợ xấu, các công ty phá sản, và nhà nước phải ra tay giải cứu

Dù muốn hay không, có một điều không thể phủ nhận là nền kinh tế Trung Quốc trên thực tế đã lâm vào khủng hoảng. Lần khủng hoảng này không giống như cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 hay cuộc khủng hoảng mà các “con hổ kinh tế châu Á” đã trải qua vào năm 1997.

Cuộc khủng hoảng lần này xảy ra trong bối cảnh các ngân hàng đầm đìa nợ xấu, các công ty phá sản, và nhà nước phải ra tay giải cứu. Do Trung Quốc gọi mô hình của mình là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”, nên trên một phương diện nào đó, đây được xem là cuộc “khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc”.

Cuộc khủng hoảng này không chỉ đơn thuần là tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại chậm lại. Nó đã diễn ra trong một thời gian và chưa có dấu hiệu cho thấy nó sẽ sớm biến mất. Cách cuộc khủng hoảng được (hoặc không được) giải quyết sẽ có tác động sâu rộng lớn hơn nhiều so với việc một vài quý có tốc độ tăng trưởng thấp.

Cuộc khủng hoảng này sẽ có tác động sống còn tới tương lai kinh tế của Trung Quốc. Và liệu nước này có thể quản lý được quá trình chuyển đổi cơ cấu cần thiết để đưa nền kinh tế bước vào hàng ngũ những nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới hay không?

Đây là một câu hỏi mà chính quyền ông Tập Cận Bình không dễ tìm ra câu trả lời. Thông qua đó, giới tài chính thế giới cũng sẽ xác định liệu Trung Quốc có thể trở thành một trụ cột tăng trưởng toàn cầu hay là một mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính thế giới..

Cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc manh nha như thế nào?

Cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc không diễn ra giống như hầu hết các các cuộc khủng hoảng tài chính khác. Thay vì sự sụp đổ hàng loạt như những quân cờ“domino”, phiên bản khủng hoảng Trung Quốc sẽ kéo dài, diễn ra chậm đến mức khó có thể nhận thấy. Thế nhưng, hệ quả sẽ tương tự - và thậm chí còn tồi tệ hơn tất cả các cuộc khủng hoảng truyền thống mà chúng ta từng chứng kiến.

Một vài năm trước, giới quan sát đã dự đoán nền kinh tế Trung Quốc có thể sụp đổ tương tự như năm 2008 với tất cả các dấu hiệu như bong bóng bất động sản, công suất dư thừa trong các ngành công nghiệp từ thép đến sản xuất tấm pin mặt trời, và đáng lo ngại nhất là sự tích tụ nợ ở mức khổng lồ.

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tổng số nợ so với sản lượng quốc gia đã tăng từ mức 140% năm 2008 lên tới mức 253% vào giữa năm 2018. Kể từ thập niên 90 đến nay, không nền kinh tế mới nổi nào trải qua một quá trình tăng nợ quá mức như vậy mà lại thoát khỏi được một thảm họa tài chính. Và Trung Quốc sẽ phải thách thức lịch sử nếu muốn tránh được một thảm họa nợ nần.

Nhiều quan điểm cho rằng chính phủ Trung Quốc có rất nhiều đòn bẩy trong việc kiểm soát các ngân hàng, các tập đoàn lớn và dòng vốn, và Bắc Kinh có thể ngăn chặn khủng hoảng theo cách mà một nền kinh tế tự do hơn không thể ngăn chặn.

Chính quyền ông Tập Cận Bình đã thể hiện điều đó vào năm 2015 sau khi một bong bóng thị trường chứng khoán nổ tung, đi kèm cùng việc quản lý cho vay yếu kém và sự bất lực của bộ máy quan liêu.

Khi ấy, tiền chảy ra khỏi đất nước khi đồng CNY loạng choạng. Những gì có thể đã khiến các thị trường mới nổi khác sụp đổ đã được giải quyết chỉ bằng một ngày làm việc của các quan chức đầy quyền lực của Trung Quốc. Chính phủ đã tổ chức một gói cứu trợ chứng khoán và kiểm soát dòng vốn. Cuộc khủng hoảng được ngăn chặn.

Cách tiếp cận đó đại diện cho chiến lược tổng thể của Bắc Kinh về vấn đề nợ. Chính phủ – vốn bị ám ảnh về sự ổn định xã hội, không cho phép trái bom phát nổ. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính mang màu sắc Trung Quốc vẫn đang gây ra thiệt hại cho nền kinh tế như bao cuộc khủng hoảng khác.

Bài 2: Nỗ lực giải cứu

Việt Nga