Liệu có căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Triều Tiên?

Cẩm Anh 09/03/2019 15:04

Triều Tiên đang xây dựng lại một địa điểm phóng vệ tinh mà họ hứa sẽ tháo dỡ hoàn toàn và có thể đã tăng cường hoạt động tại một nhà máy tên lửa lớn

Một phần trạm phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên

Một phần trạm phóng vệ tinh Sohae của Triều Tiên

Theo giới quan sát, cả hai hành động trên đều có khả năng là dấu hiệu cảnh báo cho Mỹ và Hàn Quốc.

Nếu những động thái này là tiền đề cho những hành động hung hăng hơn của Bình Nhưỡng, hoặc làm Tổng thống Donald Trump tức giận, thì Mỹ và Triều Tiên có thể sẽ rời khỏi ngoại giao và quay trở lại con đường chiến tranh.

Có thể bạn quan tâm

  • Vết nứt mới trong quan hệ Mỹ - Triều

    11:00, 08/03/2019

  • Bàn cờ thế cuộc hậu Thượng đỉnh Mỹ - Triều

    22:16, 06/03/2019

  • Đàm phán Mỹ - Triều: Con đường chông gai phải đi

    11:00, 04/03/2019

  • Một số điều rút ra từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội

    09:47, 02/03/2019

Các chuyên gia đã bày tỏ một số lo ngại về những phát triển này. Nhất là sau khi Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh lần hai và kết thúc mà không có thỏa thuận do sự khác biệt về phạm vi phi hạt nhân hóa và các biện pháp trừng phạt Triều Tiên của Mỹ.

Nhưng có một tin tốt lành, không ai trong số các chuyên gia đang hoảng loạn vì hành động lần này của Triều Tiên.

Thứ nhất, về cơ bản, Triều Tiên đang trong quá trình cải thiện các chương trình hạt nhân và tên lửa, điều này đã không dừng lại khi Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt đầu xây dựng mối quan hệ ngoại giao vào năm ngoái. Theo một nghĩa nào đó, những hành động gần đây tại Tongchang-ri không phải là mới, và chỉ đơn thuần là một phần trong nỗ lực mở rộng các chương trình đã có của quốc gia này.

Thứ hai, và để nhắc lại, Sohae có thể chỉ là trạm phóng vệ tinh và không phải một phần trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng chưa bao giờ phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa nào từ Sohae, mặc dù từng phóng một số vệ tinh từ khu vực này.

Việc tái khởi động khu Sohae có thể đồng nghĩa với việc Bình Nhưỡng sẽ thử một trong những tên lửa khác trong những tuần tới. Mặc dù điều này chắc chắn sẽ rất khiêu khích nhưng hành động này sẽ không giống như thử một tên lửa có thể tấn công Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ.

Thứ ba, Triều Tiên có khả năng gửi một thông điệp chính trị nhiều hơn là một thông điệp quân sự. Triều Tiên đã nhiều lần bày tỏ sự thất vọng rằng Mỹ đã không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt hiện tại để Bình Nhưỡng sẽ dừng chương trình hạt nhân.

Bằng cách tăng cường hoạt động tại Sohae và các nhà máy, ông Kim có thể đang cố gắng gây áp lực với Tổng thống Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in để đàm phán về việc tạm dừng các lệnh trừng phạt, và hồi sinh kế hoạch kinh tế chung liên Triều.

Hiện những động thái từ phía Triều Tiên đang gây ra nhiều bất lợi cho mối quan hệ ngoại giao được lãnh đạo hai nước nỗ lực xây dựng trong năm qua

Hiện những động thái từ phía Triều Tiên đang gây ra nhiều bất lợi cho mối quan hệ ngoại giao được lãnh đạo hai nước nỗ lực xây dựng trong năm qua. Ảnh: Vox

Nhưng nếu ông Kim tiếp tục những nỗ lực này, sự kiên nhẫn của Tổng thống Trump có thể sẽ nhanh chóng kết thúc. Chắc chắn việc này sẽ là một vấn đề lớn cho chính quyền Trump và đưa mối quan hệ Mỹ-Triều vào tình thế khó khăn.

Đặc biệt khi những người có quan điểm cứng rắn về vấn đề Triều Tiên như cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton có thể sử dụng vụ phóng để thúc đẩy Trump tiến hành những hành động trừng phạt nặng nề với Mỹ.

Câu hỏi bây giờ là Tổng thống Trump sẽ phản ứng thế nào? Mặc dù ông đã dành nhiều thời gian trong năm 2017 để đe dọa và giận dữ trên Triều Tiên, nhưng ông cũng đã dành nhiều lời tốt đẹp về nhà lãnh đạo Triều Tiên và cho biết, họ đã nói chuyện cởi mở về việc muốn tránh các sự căng thẳng trong tương lai.

Theo một nguồn tin từ Đảng Dân chủ Mỹ, Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter bày tỏ, ông sẵn sàng tới Triều Tiên để gặp ông Kim Jong-un thay Tổng thống Trump. Cựu tổng thống Mỹ đã đến thăm Triều Tiên ba lần. Năm 1994, ông đã gặp ông nội của ông Kim là cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành và trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm đất nước này.

Chuyến đi năm 1994 đã giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên và đặt nền móng cho khung thỏa thuận hạt nhân, trong đó Triều Tiên đồng ý phi hạt nhân hóa để đổi lấy viện trợ.  Bên cạnh đó, đây cũng không phải là lần đầu tiên cựu Tổng thống Mỹ đề nghị hỗ trợ chính quyền Trump cho câu chuyện Triều Tiên.

Năm 2017, trước khi hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Tổng thống Trump với nhà lãnh đạo Triều Tiên diễn ra, ông Carter cho biết, bản thân ông đã nói với các thành viên của chính quyền Trump rằng ông luôn sẵn sàng trợ giúp chính phủ Mỹ giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Do đó, nhiều giới nhận định cho rằng, vi cựu Tổng thống có thể dùng những kinh nghiệm hữu ích và gợi nhắc đến những thành công trong quá khứ để đem vào các cuộc đàm phán hiện tại.

Về phần mình, hiện Hàn Quốc đã đề xuất các cuộc đàm phán ba bên bán chính thức với Mỹ và Triều Tiên để đưa mối quan hệ ngoại giao trở lại đúng hướng. Trong thời gian qua, Hàn Quốc đã đảm nhận vai trò lớn trong vấn đề phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. Đây sẽ là một dịp tốt để ba bên có thể hiểu rõ hơn về nhau trước khi tiến hành thêm bất kỳ một cuộc hội nghị thượng đỉnh nào khác.

Cẩm Anh