Brexit: "Sương mù" tiếp tục bao phủ tương lai nước Anh

Cẩm Anh 13/03/2019 11:05

Một lần nữa, dự thảo thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Anh đã bị Hạ viện Anh bác bỏ. Rất khó đoán kịch bản nào sẽ tiếp diễn.

Tương lai nước Anh dường như trở nên khó đoán định hơn sau khi Hạ viện Anh bác bỏ dự thảo thỏa thuận Brexit

Tương lai nước Anh dường như trở nên khó đoán định hơn sau khi Hạ viện Anh bác bỏ dự thảo thỏa thuận Brexit lần hai

Thất bại lần hai của Thủ tướng May trước quốc hội có thể khiến nước Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào được đưa ra hoặc trì hoãn thời hạn 29 tháng 3.

Với 242 phiếu thuận, 391 phiếu chống, quốc hội Anh ngày 12/3 bác bỏ dự thảo thỏa thuận Brexit để đưa Anh rời EU được Thủ tướng Theresa May đưa ra. Hồi tháng một, thỏa thuận Brexit của bà cũng bị bác bỏ khi chỉ nhận được 230 phiếu thuận. 

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Anh lao đao trong "vòng xoáy" Brexit

    05:45, 11/03/2019

  • Thoát hiểm ngoạn mục, bà May tiếp tục vật lộn với Brexit!

    06:30, 18/01/2019

  • Brexit "nghẽn" ở Hạ viện: Tương lai bà May bị đếm ngược?

    06:30, 17/01/2019

  • Thủ tướng Anh và sức ép vô hình cận Brexit

    12:15, 15/01/2019

Thứ năm tới, Hội đồng châu Âu họp tại Brussels lần cuối cùng trước ngày diễn ra Brexit. Từ giờ trở đi, bà May sẽ phải chơi những "quân bài" cuối cùng, mặc dù đến thời điểm này vẫn chưa rõ bà sẽ làm những gì để đạt được một kết quả rõ ràng.

Đồng thời, Quốc hội Anh cũng sẽ bỏ phiếu để đưa ra quyết định liệu Vương quốc Anh có nên rời khỏi khối EU mà không có thỏa thuận hay nên yêu cầu trì hoãn thời hạn 29 tháng 3.

Cuộc bỏ phiếu đầu tiên về kịch bản không có thỏa thuận - theo đó Anh sẽ rời khỏi khối và phải tuân thủ theo các quy tắc giao dịch của WTO - rất có khả năng bị các chính trị gia từ chối. Tuy nhiên, đây lại là kịch bản có nhiều khả năng Anh phải chấp nhận ngay cả khi họ bỏ phiếu chống lại nó.

Có thể thấy, các quy tắc của EU và WTO sẽ yêu cầu kiểm tra hải quan và áp đặt thuế quan đối với thương mại song phương và phá vỡ các chuỗi cung ứng tức thời (JIT), cũng như áp đặt kiểm soát biên giới ở Ireland. Đồng thời buộc Anh phải rời các cơ quan quản lý của EU về các lĩnh vực như an toàn hàng không, dược phẩm, vật liệu hạt nhân... mà không có thời gian để thiết lập các cơ quan quản lý mới của riêng mình.

Việc này sẽ dẫn đến những tổn thương nặng nề cho doanh nghiệp Anh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi họ không có đủ thời gian chuẩn bị cho việc xây dựng một trụ sở mới tại EU hoặc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Anh. 

cảnh báo Anh có thể

Thủ tướng Anh Theresa May cảnh báo Anh có thể "không bao giờ rời khỏi EU" nếu dự thảo thỏa thuận không được thông qua.

Bà May cho biết sau khi dự thảo thỏa thuận lần hai bị Hạ viện Anh bác bỏ rằng Brexit không có thỏa thuận được mặc định sẽ diễn ra trừ khi thỏa thuận của bà được phê chuẩn. Trong khi đó, phát ngôn viên của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk nói rằng sự từ chối từ Hạ viên lần thứ hai đã làm gia tăng đáng kể nguy cơ "ly hôn" không thỏa thuận.

"Chúng tôi rất tiếc về kết quả bỏ phiếu lần hai của Vương quốc Anh. Về phía EU, chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể để đạt được một thỏa thuận. Nếu có yêu cầu gia hạn hợp lý, EU sẽ xem xét và quyết định bằng sự nhất trí giữa các thành viên" - ông nói thêm.

Bên cạnh đó, các nhà lập pháp sẽ bỏ phiếu về việc họ có muốn gia hạn Điều 50 hay không, đó là quá trình Anh sẽ có 2 năm để điều chỉnh trước khi chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu. Các nghị sĩ ủng hộ EU đã không giấu giếm sự thật rằng trì hoãn Brexit là lựa chọn ưa thích của họ.

Chỉ còn 17 ngày nữa là đến thời hạn Brexit, các nhà lập pháp có thể ủng hộ điều này, mặc dù các nghị sĩ ủng hộ Brexit lo lắng rằng điều này có thể dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai hoặc sẽ không có Brexit. 

Thậm chí, việc này cũng mở ra khả năng của một cuộc tổng tuyển cử sớm ở Anh. Tuy nhiên, chính phủ đã không xác nhận rằng họ sẽ đưa ra các biện pháp cần thiết để thực hiện điều này. 

Có thể thấy trong thời điểm hiện tại, sẽ khó có thể tìm kiếm một phương án Brexit làm hài lòng các bên. Hiện tại, đảng Lao động nước Anh đang thúc đẩy kế hoạch tìm kiếm thỏa thuận liên quan đến tư cách thành viên của Anh trong liên minh hải quan, hoặc ý tưởng về một cuộc tổng tuyển cử.

Nhưng sau cuộc bỏ phiếu, phát ngôn viên của bà May đã nhắc lại quan điểm của thủ tướng đối lập với bất kỳ thỏa thuận Brexit nào liên quan đến liên minh hải quan.

Trong khi đó, EU đã chỉ ra rằng họ không có hứng thú cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Sau hai lần Hạ viện bác bỏ dự thảo thỏa thuận Brexit, EU đang nhìn nhận nước Anh là một một đối tác đàm phán không đáng tin cậy. Điều này càng làm gia tăng sự bất lợi về phía Anh.

Các nhà đầu tư và công chúng Anh vẫn đang chìm trong bóng tối về việc Brexit sẽ diễn ra như thế nào. Nhưng có thể thấy, ngay cả khi Anh rời khỏi EU thì sự bế tắc có thể sẽ không biến mất hoàn toàn.

Cẩm Anh