"Nhọc nhằn" con đường Brexit
Các nhà lập pháp Anh đã từ chối một cách dứt khoát một Brexit không có thỏa thuận, gây ra một thất bại nặng nề khác đối với Thủ tướng Anh
Quốc hội Vương quốc Anh đã buộc Thủ tướng Anh Theresa May từ chối lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận. Các nhà lập pháp Anh đã thách thức chính phủ bằng kết quả bỏ phiếu 278/321 nhằm nỗ lực loại trừ khả năng Brexit diễn ra mà không có thỏa thuận nào giữa Anh và EU.
Do đó, họ sẽ tiến hành bỏ phiếu vào thứ Năm để quyết định liệu Brexit có nên được hoãn lại sau thời hạn 29/3 hay không. Mặc dù vậy, Thủ tướng Anh đã nói rằng Brexit chỉ có thể được hoãn lại cho đến cuối tháng 6 và kết quả cuộc bỏ phiếu vừa qua không có hiệu lực pháp lý và có thể không ngăn được khả năng Brexit diễn ra không có thỏa thuận.
Có thể bạn quan tâm
Giá vàng sẽ tiếp tục tăng mạnh vì Brexit?
05:01, 14/03/2019
Brexit: "Sương mù" tiếp tục bao phủ tương lai nước Anh
11:05, 13/03/2019
Doanh nghiệp Anh lao đao trong "vòng xoáy" Brexit
05:45, 11/03/2019
Brexit "nghẽn" ở Hạ viện: Tương lai bà May bị đếm ngược?
06:30, 17/01/2019
Điều đó cũng có nghĩa là sẽ không có thời gian chuyển tiếp 21 tháng để nước Anh chuẩn bị cho việc rời khỏi khối. Đồng thời, London bắt buộc phải tuân theo các quy tắc giao dịch của WTO sau khi rời đi.
Đối với bản thân Thủ tướng May, những gì xảy ra trong tuần này sẽ quyết định tương lai của bà. Mặc dù bà đã khẳng định bà sẽ từ chức trước cuộc bầu cử tiếp theo vào năm 2022, nhưng một số ý kiến trong nội bộ đảng Bảo thủ đã đề nghị Thủ tướng từ chức nếu bà không để Brexit diễn ra đúng thời hạn.
Bên cạnh đó, những diến biến tại Anh cũng tác động đến EU. Bất kỳ yêu cầu nào của Anh về việc trì hoãn Brexit phải được Brussels đồng ý. Nhưng với sự cứng rắn của các chính trị gia châu Âu, EU đã lưu ý rằng phiếu bầu vừa qua không có hiệu lực pháp lý.
"Chúng tôi đã đồng ý một thỏa thuận với Thủ tướng và EU đã sẵn sàng ký kết. Chỉ có hai cách để rời khỏi EU: có hoặc không có thỏa thuận. EU đã chuẩn bị cho cả hai", người phát ngôn của Liên minh châu Âu cho biết.
Các nhà phân tích tại Citi cho biết trong một nghiên cứu sau kết quả, cuộc thách thức lớn lần này đã làm suy yếu nghiêm trọng quyền lực của Thủ tướng Theresa May. Sự trì hoãn Brexit có thể giữ bà May tại vị trong vài tháng tới.
Bên cạnh đó, việc tổng tuyển cử sớm tại Anh có nhiều khả năng sẽ diễn ra. Một cách công bằng, sự bất ổn chính trị hiện tại có nghĩa là đến một lúc nào đó, thủ tướng có thể từ chức hoặc đảng Lao động sẽ cố gắng thúc đẩy một cuộc tổng tuyển cử sớm trước thời hạn.
Hiện tại, các doanh nghiệp tại Anh đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến xung quanh Brexit. Vẫn chưa rõ về các điều khoản sau khi Anh rời khỏi EU, mối quan hệ lâu dài của Anh với EU sẽ như thế nào; và tất cả những điều này sẽ tác động thế nào đến triển vọng phát triển của các doanh nghiệp, cũng như cách thức tiếp cận thị trường, lao động và quy định sản phẩm.
Theo khảo sát sau cuộc bỏ phiếu, phần lớn các doanh nghiệp dự đoán Brexit có khả năng làm giảm doanh thu và tăng chi phí. Trong khoảng thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 1/2019, tỷ lệ các chủ doanh nghiệp cho rằng sự không chắc chắn của Brexit là yếu tố hàng đầu gây sụt giảm đầu tư đã tăng từ 9% lên 23%.
Các công ty trong nền kinh tế Anh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang EU, nhập khẩu thêm nguyên liệu từ EU và sử dụng nhiều lao động từ EU đã dự kiến kết quả cuối cùng của Brexit sẽ có tác động bất lợi đến doanh số của họ.
Tình hình nước Anh hiện đang là một mớ hỗn độn. Đất nước bị chia cắt, Quốc hội, nội các và chính phủ nước Anh bị chia rẽ. Mọi người đã chán ngấy với Brexit, họ muốn việc này chóng qua càng nhanh càng tốt.
Trong hai năm qua, cuộc tranh luận về việc Anh rút khỏi EU đã tập trung vào chi phí và lợi ích của thương mại, sự thất vọng của các cộng đồng bị bỏ lại. Tuy nhiên, sau các sự kiện tại quốc hội trong tuần này, mọi người đều kỳ vọng tương lai của Vương quốc Anh sẽ trở nên rõ ràng hơn.