Bao giờ nước Anh thoát khỏi hỗn loạn Brexit?
Nước Anh sẽ phải đối mặt với một thách thức tương đương hoặc lớn hơn tất cả những gì lịch sử nước này đã từng chứng kiến.
Đánh giá về kết quả bỏ phiếu, Thủ tướng May cho rằng, kết quả bỏ phiếu "là một điều vô cùng đáng tiếc. Tôi sợ chúng ta đã đi đến tận cùng giới hạn của tiến trình chính trị tại Hạ viện". Điều này cũng có nghĩa là nước Anh giờ đây đang tiến gần tới hạn chót phải rời EU là ngày 12/4 mà không có thỏa thuận nào cả, một kịch bản có khả năng sẽ tàn phá nền kinh tế nước này.
Bất chấp kết quả lần này, nhiều khả năng trong vài tuần tới, bà May sẽ tiếp tục tìm cách thuyết phục Hạ viện về thỏa thuận của bà vào thứ Hai khi các nhà lập pháp sẽ lựa chọn trong loạt phiếu bầu cho các lựa chọn cho Kế hoạch B.
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện Brexit: Khi "đoàn tàu" nước Anh trượt bánh
11:18, 24/03/2019
Tiến trình Brexit (Kỳ II): Tác động đến kinh tế thế giới
08:30, 24/03/2019
Brexit và "tối hậu thư" cho nước Anh
06:30, 23/03/2019
Tiến trình Brexit (Kỳ I): Bế tắc chưa có lời giải
14:40, 20/03/2019
Hiện Thủ tướng Anh muốn tránh tham gia cuộc bầu cử Liên minh châu Âu ngày 23 tháng 5, điều kiện cho bất kỳ sự gia hạn sau ngày đó. Một nhà ngoại giao EU cho biết, khối này cũng đang ngày càng miễn cưỡng xem xét gia hạn thời gian Brexit vì sự gián đoạn có thể gây ra rắc rối. Nếu bà May yêu cầu một sự chậm trễ trong ngắn hạn, EU sẽ xem xét, nhưng điều này chỉ xảy ra khi con đường phía trước rõ ràng và có sự đảm bảo rằng Nghị viện Anh ủng hộ kế hoạch này.
Do đó, những khả năng được đưa ra lựa chọn bao gồm nước Anh ở lại trong liên minh hải quan với Liên minh châu Âu hoặc một cuộc trưng cầu dân ý khác để phê duyệt thỏa thuận cuối cùng. Giới quan sát kỳ vọng là quá trình thu hẹp các lựa chọn này có thể tạo ra một kế hoạch chi tiết để tìm lối thoát cho sự hỗn loạn của nước Anh.
Tất nhiên, có một rủi ro đối với Vương quốc Anh và nền chính trị Anh rằng, giả sử nếu diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh sẽ không giải quyết được câu chuyện Brexit khi kết thúc một lần nữa mà không có sự chiến thắng rõ ràng.
Nhưng có một lập luận cho rằng, một cuộc thăm dò quốc gia sẽ không chỉ là cách duy nhất thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện tại mà còn là lợi ích tốt nhất của đất nước. Tại cuộc bỏ phiếu năm 2016, bản chất sự ra đi của Vương quốc Anh vẫn còn trừu tượng. Các đảng phái nước Anh đã không tranh luận chi tiết về thỏa thuận Brexit vì thỏa thuận đó chưa có trên bàn đàm phán vào thời điểm đó.
Như vậy, cử tri Anh đã bỏ phiếu phần nhiều dựa trên niềm tin về uy tín của mỗi đảng và Thủ tướng của họ. Sự mơ hồ này đã dẫn đến việc thâm hụt dân chủ ngày nay, các chính trị gia đã có những quyền tự do rất lớn với cả kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 và tuyên bố rằng công chúng Anh muốn một loại Brexit nhất định.
Nếu có một cuộc bầu cử được diễn ra trước thời hạn 12 tháng Tư, mỗi nhà lãnh đạo đảng và bản tuyên ngôn của họ sẽ phải rõ ràng về ý nghĩa của Brexit nếu họ giành được quyền lực. Một cuộc bầu cử mới sẽ giúp công chúng lên tiếng về loại Brexit mà họ muốn.
Thậm chí các chuyên gia cho rằng, nước Anh nên làm những gì đáng lẽ phải được thực hiện ba năm trước: thiết lập các phiên điều trần công khai theo vùng để cho phép nói thẳng và suy nghĩ về những mối quan tâm đã mang lại Brexit ngay từ đầu. Anh có thể học hỏi kinh nghiệm của Ireland trong việc tổ chức các hội đồng công dân để tìm ra điểm chung về các vấn đề gây chia rẽ sâu sắc trước cuộc trưng cầu dân ý.
Nếu tất cả phương án trên đều bị bác bỏ, lựa chọn duy nhất còn lại của bà May là tổ chức tổng tuyển cử, bầu lại Thủ tướng trước thời hạn. Tuy nhiên, việc này không dễ dàng. Luật yêu cầu phải có hai phần ba Nghị viện đồng ý mới tổ chức tổng tuyển cử. Hiện không rõ các nghị sỹ Đảng Bảo Thủ có đồng thuận với phương án này hay không do những lo sợ rằng cử tri sẽ đổ lỗi cho họ về cách xử lý Brexit.
Có thể thấy, sự không chắc chắn xung quanh Brexit, Vương quốc Anh, động thái chính trị và kinh tế quan trọng nhất kể từ Thế chiến II, đã khiến các đồng minh và nhà đầu tư kinh ngạc. Những người chống đối lo ngại Brexit sẽ làm cho nước Anh trở nên dễ tổn thương hơn; đồng thời chia rẽ phương Tây khi nước này vật lộn trong mối quan hệ với nước Mỹ và sự quyết đoán ngày càng tăng từ Nga và Trung Quốc.
Từ tuần tới, nước Anh sẽ phải đối mặt với một thách thức tương đương hoặc lớn hơn tất cả những gì lịch sử nước này đã từng chứng kiến, đó là cách chính phủ Anh giải quyết sự bế tắc về chính sách và sự đổ vỡ hoàn toàn niềm tin giữa quốc hội và công chúng. Và người dân Anh không thể chấp nhận kết quả mà không tìm ra những cách thức mới và hiệu quả để giải quyết những bất ổn trong những tháng qua.