Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Đã tìm ra "thủ phạm" gây ách tắc!

Cẩm Anh 31/03/2019 06:15

Tính đến thời điểm hiện tại, có vẻ như cả Trung Quốc và Mỹ đều đang rất tạo điều kiện để các cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ.

Hai phái đoàn đàm phán Mỹ và Trung Quốc chụp ảnh tại Bắc Kinh

Hai phái đoàn đàm phán Mỹ và Trung Quốc chụp ảnh tại Bắc Kinh

Nhiều tín hiệu cho thấy đàm phán thương mại mới nhất giữa hai bên đang có nhiều khởi sắc. Giới chức Trung Quốc đưa ra nhiều đề xuất chưa từng có nhằm giải quyết tình trạng đối đầu thương mại kéo dài với Mỹ, trong khi Washington cũng muốn ngừng lại những cáo buộc rằng, Bắc Kinh đã ăn cắp bản quyền trí tuệ Mỹ một cách có hệ thống.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin bày tỏ sự lạc quan khi cho rằng: “Chúng tôi đã có bữa tối làm việc rất hiệu quả. Ông cũng khẳng định Phó Thủ tướng Trung Quốc, Lưu Hạc sẽ đến Washington vào tuần tới. 

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Mỹ luôn ưu ái Israel?

    06:00, 27/03/2019

  • Mỹ - Trung và kỳ vọng trong vòng đám phán thỏa thuận mới

    05:15, 25/03/2019

  • [Đối đầu Mỹ - Trung]: Bài 1: Mấu chốt “Made in China 2025”

    14:00, 21/03/2019

  • Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp tục "cài số lùi"

    06:00, 20/03/2019

Giới quan sát cho biết, cả Trung Quốc và Mỹ đều đang rất tạo điều kiện để các cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa được coi là một trong những rào cản chính trong việc đạt được thỏa thuận. 

Trong lần đàm phán lần này, việc tập trung vào các thuật ngữ chung dùng trong thỏa thuận đã trở thành một vấn đề quan trọng sau khi các quan chức Mỹ phàn nàn rằng, các phiên bản văn bản Trung Quốc đã bỏ qua các cam kết của các nhà đàm phán.

Theo một nguồn tin tham dự đoàn đàm phán của Mỹ cho biết trên tờ Bloomberg, hai bên có những cách hiểu rất khác nhau về một số từ ngữ nhất định, do đó, họ cần thống nhất về cách gọi và quy định để tránh những hiểu lầm không đáng có.

Phát biểu bên lề một sự kiện về đối ngoại Washington DC hồi đầu tuần này, Michael Pillsbury, một cố vấn không chính thức của Tổng thống Donald Trump, cảnh báo rằng những quan niệm sai lầm có thể sẽ cản trở cơ hội của họ trong việc đạt được thỏa thuận. 

"Từ ngữ được sử dụng trong bản dịch tiếng Trung có rất nhiều sắc thái và việc lựa chọn cách diễn đạt có thể khiến chiều hướng câu chuyện đi khác hoàn toàn so với ý định ban đầu. Đây là điều phái đoàn đàm phán tại Mỹ cẩn trọng hết sức có thể", ông nói.

Rõ ràng, đằng sau những lập luận về thuật ngữ này là sự cạnh tranh lợi ích của Trung Quốc và Mỹ. Đã có những lợi ích và vấn đề cốt lõi đằng sau các cuộc đàm phán về ngôn ngữ thỏa thuận. Những gì họ cố gắng tranh luận là những hàm ý và nhượng bộ phía sau..

Bên cạnh đó, hai bên tránh những việc hiểu sai ý định trong việc sử dụng các thuật ngữ mà những bài học từ câu chuyện Mỹ - Triều đã mang lại. Tổng thống Trump đã cam kết rằng bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ chứa ngôn ngữ thực thi mạnh mẽ, tuy nhiên, các trợ lý của ông vẫn đang tìm hiểu xem điều gì nên được ghi vào thỏa thuận để Trung Quốc có thể chấp nhận và tiến hành ký kết.

Sự bùng nổ ngoại giao trong những tháng cho thấy cả hai bên vẫn quyết tâm đạt được thỏa thuận để tránh mọi sự leo thang của một cuộc chiến thương mại đã làm tổn thương nền kinh tế của cả hai nước. 

Trung Quốc muốn thuế quan của Mỹ áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc được dỡ bỏ hoàn toàn nhưng ông Trump cho biết, các khoản thuế vẫn sẽ được duy trì trong một khoảng thời gian đáng kể để đảm bảo Trung Quốc tuân thủ đúng theo các điều khoản được nêu trong thỏa thuận.

Lý giải điều này, chính quyền Trump tập trung nhiều hơn vào việc có được một thỏa thuận tốt hơn là giải quyết nhanh chóng tranh chấp thương mại. Do đó, nếu Trung Quốc không tuân thủ đúng theo những gì họ đề ra, sẽ có những rủi ro đáng kể đối với Trung Quốc như Mỹ sẽ áp thuế với toàn bộ hàng hóa của đất nước này.

Khi Trung Quốc gần đạt được thỏa thuận với Mỹ, các quan chức hai bên rất muốn duy trì sự xuất hiện bình đẳng, điều này giải thích sự tập trung vào các chuyến thăm phù hợp tới Bắc Kinh và Washington. Trong khi các cuộc đàm phán đã diễn ra qua điện thoại trong tháng qua, các cuộc gặp mặt trực tiếp cuối cùng đã diễn ra tại Washington vào tháng Hai.

Dẫu vậy, dù có tiến triển được ghi nhận, song tại thời điểm này chưa thể khẳng định, liệu cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung có sớm khép lại bằng một thỏa thuận thương mại mà hai bên đang nỗ lực theo đuổi hay không?

Trong khi Trump đang tập trung vào việc thâm hụt thương mại, cuộc chiến giữa hai nước đã trở nên rộng lớn hơn khi xuất hiện một số vấn đề ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Đó là lý do tại sao công nghệ là trung tâm của tranh chấp với bằng chứng là mối quan tâm của Mỹ về Huawei.

Một số ý kiến cho rằng việc Tổng thống Mỹ theo đuổi thâm hụt thương mại lớn của Mỹ thực chất là một câu chuyện bao trùm cho một cuộc chiến công nghệ rộng lớn hơn. 

Mặc dù vậy, hai bên đều nhanh chóng mong muốn kết thúc cuộc chiến thương mại đã kéo dài trong nhiều tháng. Các nhà đầu tư và giám đốc điều hành thường xuyên nói rằng cuộc chiến giữa hai nền kinh tế đã làm tổn thương niềm tin kinh doanh.

Apple, Starbucks, Volkswagen và FedEx là một trong số các công ty cảnh báo sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế Trung Quốc đang làm ảnh hưởng tới doanh thu quý I/2019. Hơn 400 công ty Trung Quốc giao dịch công khai cảnh báo về thu nhập của họ.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cũng đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc do căng thẳng thương mại, đồng thời dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt mức 3,5% trong năm 2019 - yếu nhất trong ba năm gần đây. Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Mỹ đã mở rộng vào năm 2018 lên mức cao nhất 10 năm là 621 tỷ USD. 

Hai bên vẫn nhắc lại thường xuyên rằng, vẫn còn một số lượng lớn công việc phải thực hiện. Giới quan sát nhận định, đó là tuyên bố để Mỹ và Trung Quốc tìm cách để cùng chiến thắng trong cuộc chiến này. Tổng thống Trump cần một "chiếc cúp" để tiếp tục vận may của mình, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không muốn bị nhìn nhận rằng ông là người thua cuộc. 

Cẩm Anh