70 năm NATO: Thách thức từ sự chia rẽ
Khi NATO bước vào thập kỷ thứ tám, đây sẽ là cơ hội cho khối liên minh quân sự nhìn lại một lịch sử ấn tượng và suy nghĩ về thách thức của quan hệ đồng minh đang rơi vào tình trạng bất ổn.
Hôm nay (4/40 NATO bước sang tuổi 70. Các bộ trưởng ngoại giao trong khối sẽ tập hợp tại Washington để kỉ niệm dấu mốc lớn này. Họ sẽ đưa ra nhiều bài phát biểu về lịch sử lâu dài của NATO, về vai trò của khối và những thành tựu cũng như thách thức đặt ra trong thập kỉ mới.
Có nhiều điều để nói về NATO. Khi bước vào thập kỷ thứ tám của mình, NATO có nhiều điều để ăn mừng và suy nghĩ, liên minh quân sự thành công nhất hiện nay phải đối mặt với mối đe dọa lớn nhất không phải từ đối thù bên ngoài mà từ trụ cột chính là Mỹ cùng vị Tổng thống không đoán trước được.
Có thể bạn quan tâm
Quân đội châu Âu và mâu thuẫn của NATO
11:01, 10/11/2018
NATO “sống dậy” giữa ngổn ngang căng thẳng!
11:30, 07/10/2018
Còn Mỹ, còn NATO!
06:03, 21/08/2018
Áp lực đang gia tăng cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung
07:33, 03/04/2019
Sự thành công không thể nghi ngờ của liên minh là điều đáng ngạc nhiên hơn khi bạn so sánh với các liên minh quân sự khác trên thế giới. Hiệp ước Warsaw đã chấm dứt sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc.
Không ai nhớ đến Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á, SEATO. Không ai hy vọng rằng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sẽ đến bảo vệ họ trong trường hợp bị nước ngoài tấn công, đặc biệt là hai thành viên của họ gần như đã gây chiến với nhau vào tháng trước. Liên minh châu Âu thậm chí còn không chắc chắn họ có phải là một liên minh an ninh hay không.
Nhưng NATO không ngừng mở rộng và lớn mạnh. Bắc Macedonia mới được đặt tên và đang trên đường trở thành thành viên thứ 30. Và dường như thực tế cho thấy, rất nhiều quốc gia muốn gia nhập NATO. Tiềm lực và uy tín của khối đã trở nên lớn mạnh qua từng thập kỉ. Thậm chí, ngay cả Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có thái độ dè chừng NATO.
Về cơ bản, là một liên minh dân chủ, một trong những thế mạnh của NATO luôn là khả năng đoàn kết và hướng nội. Trong suốt lịch sử của mình, NATO đã vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng, từ việc đối phó với Charles de Gaulle trong thập niên 1960 đến Euromissiles vào những năm 1980, cho đến cuộc khủng hoảng kéo dài trong giai đoạn hậu chiến.
Liên minh luôn tìm cách vượt qua nhờ sự hữu ích và bởi vì khối luôn thể hiện khả năng nhận biết và dung hòa sự khác biệt của các quốc gia thành viên trong từng vấn đề. Tuy nhiên, đây là thời điểm đặc biệt khó khăn cho NATO.
Lần đầu tiên, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện tại không phải là từ những tranh chấp nội bộ về chia sẻ gánh nặng hay nhiệm vụ của khối. Thay vào đó, trụ cột trung tâm của liên minh, Mỹ đang tỏ ra chán ghét NATO.
Trong một khảo sát gần đây, 48% cho biết NATO không nhiệt tình giải quyết các vấn đề toàn cầu, trong khi 31% cho rằng họ đã làm đúng và chỉ 5% cho rằng khối này đã có nhiều đóng góp.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gần đây của cuộc khủng hoảng cũng xuất phát từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong những tháng gần đây, ông liên tục gây áp lực với đồng minh bằng cách khăng khăng đòi phải chia sẻ gánh nặng chi phí quân sự.
Tổng thống Trump thường xuyên khẳng định rằng, ông sẽ chỉ bảo vệ các quốc gia trả đủ tiền cho Mỹ; và việc ông từ chối chỉ trích Tổng thống Nga Putin đã khiến nhiều người châu Âu và Mỹ tự hỏi liệu ông sẽ làm gì trong cuộc khủng hoảng với Nga và ông có còn cần các đồng minh NATO hay không?
Thái độ của Trump đặc biệt được coi trọng bởi vì bản chất của NATO là cam kết của Mỹ đối với an ninh châu Âu và bảo vệ các đồng minh châu Âu. Nếu châu Âu mất niềm tin vào cam kết này, liên minh được xem như sẽ ran rã.
Vì vậy, mặc dù chính quyền Trump đã duy trì số lượng quân đội Mỹ ở châu Âu và thậm chí tăng tài trợ cho chương trình Obama để ngăn chặn ảnh hưởng của Nga ở Đông Âu, liên minh vẫn cảm thấy ít gắn kết hơn bất cứ lúc nào kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là ở Trump. Không ai trong số các ứng cử viên trong cuộc đua tổng thống Mỹ năm 2020 đảm bảo ý tưởng Mỹ sẽ chịu trách nhiệm lớn với an ninh châu Âu so với Tổng thống Trump. Một tổng thống tương lai có thể có những lời tốt đẹp hơn để nói với các đồng minh Mỹ ở "lục địa già", nhưng họ sẽ nhanh chóng chuyển trọng tâm và tài nguyên của Mỹ sang nơi khác.
Tất nhiên, NATO có thể phục hồi như trong quá khứ. Nhưng liên minh sẽ chỉ thấy sinh nhật lần thứ 80 xảy ra nếu có một Tổng thống mới của Mỹ công nhận giá trị của khối hoặc các thành viên châu Âu của NATO có thể chứng minh giá trị của khối cho các nhà hoạch định chính sách và công chúng Mỹ.