Mỹ có gọi tên EU trong cuộc chiến thương mại tiếp theo?
Khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gia tăng căng thẳng với Liên minh châu Âu!
Theo chuyên gia kinh tế trưởng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Laurence Boone, ngay sau khi Mỹ giải quyết xong câu chuyện với Trung Quốc, đối tượng được nhắm đế tiếp theo là EU.
"Nếu đàm phán Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận, EU sẽ phải trả giá đắt khi hàng hóa Mỹ sẽ thay thế cho hàng hóa từ EU tại thị trường Trung Quốc. Ngược lại rong trường hợp Trung Quốc và Mỹ không đạt được thỏa thuận, châu Âu có thể tràn ngập hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc. Cả hai đều không có lợi", chuyên gia này cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Biến căng thị trường LNG và đậu nành
06:00, 05/04/2019
Áp lực đang gia tăng cho đàm phán thương mại Mỹ - Trung
07:33, 03/04/2019
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Đã tìm ra "thủ phạm" gây ách tắc!
06:15, 31/03/2019
Vì sao Mỹ luôn ưu ái Israel?
06:00, 27/03/2019
Câu chuyện giữa các quan chức EU và Mỹ đánh dấu một cuộc xung đột khác giữa hai đồng minh truyền thống với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương hiện đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Sự leo thang căng thẳng với Mỹ sẽ đến vào thời điểm rất tồi tệ đối với nền kinh tế châu Âu, nơi đang phải vật lộn trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Các cuộc khảo sát gần đây đang cho thấy sản xuất tại khu vực đồng Euro đang bị thu hẹp với tốc độ nhanh nhất trong vòng sáu năm trở lại đây.
Trong khi Đức là quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong thặng dư thương mại của EU với Mỹ, các quốc gia khác như Ireland, Ý hoặc Pháp sẽ mất rất nhiều nếu Mỹ áp thuế đối với hàng hóa châu Âu.
Trước đó, vào tháng 7 năm ngoái, Tổng thống Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker tuyên bố họ đã thống nhất về các điều khoản của hiệp ước thương mại Mỹ - EU trong tương lai.
Cùng với đó, EU đã cố gắng khởi động các cuộc thảo luận thương mại với Mỹ nhằm thể hiện nỗ lực của EU với Tổng thống Trump trong việc thực thi thỏa thuận mà ông đã đạt được với Chủ tịch Ủy ban Jean-Claude Juncker vào tháng 7/2018. Thỏa thuận đó đã giúp ngăn chặn mối đe dọa thuế quan của Mỹ đối với ô tô và phụ tùng ô tô châu Âu.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các nhà đàm phán châu Âu vẫn chưa đạt được nhiều tiến bộ thực sự với Mỹ. Thỏa thuận này vẫn còn một số tranh cãi như việc liệu các rào cản trong lĩnh vực nông nghiệp có nằm trong một phần của thỏa thuận hay không.
Nếu tổng thống Trump tiếp tục kế hoạch áp thuế, EU cho biết sẽ có động thái tương tự nhằm vào số hàng hóa trị giá 23 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ. Đây sẽ là sự leo thang đáng kể nếu so với 3,2 tỷ USD hàng hóa Mỹ bị khối này áp thuế hồi năm ngoái, sau khi Mỹ quyết định đánh thuế bổ sung đối với các sản phẩm nhôm, thép nhập khẩu từ EU.
Theo Ủy ban Châu Âu, mức thuế 25% sẽ làm tăng chi phí của một chiếc xe do EU sản xuất thêm 10.000 euro (tương đương 11.300 USD) tại thị trường Mỹ. Các nhà sản xuất ô tô của Đức sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi với mức thuế quan này, giá trị xuất khẩu sang Mỹ được dự đoán sẽ giảm 50%.
Bên cạnh đó, rượu vang Pháp có thể là sản phẩm tiếp theo bị Mỹ đánh thuế. Tổng thống Trump đã phàn nàn rằng trong khi Pháp có thể dễ dàng xuất khẩu rượu vang sang Mỹ, thì các nhà sản xuất rượu vang của Mỹ gặp nhiều rào cản khi xuất khẩu vào thị trường Pháp. Sau đó trên Twitter, ông đã tuyên bố đây là việc làm "không công bằng và phải thay đổi".
Cùng với đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, căng thẳng địa chính trị đã gia tăng giữa Mỹ và EU sau khi Ý tham gia sáng kiến "Vành đai và Con đường" vào tuần trước sẽ góp phần làm Tổng thống Trump "chú ý" nhiều hơn đến EU.
Điều này đã làm Mỹ và EU thất vọng-có thể làm phức tạp các cuộc thảo luận thương mại giữa Mỹ và EU. Chắc chắn, mối quan hệ Ý-Trung gần gũi sẽ không thể hỗ trợ cho EU trong trường hợp Mỹ khởi động một cuộc chiến thương mại.
Mặc dù vậy, một cuộc chiến thương mại cũng có thể gây thiệt hại lâu dài cho Mỹ. Bất kỳ sự gia tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ EU sẽ được trả bởi người tiêu dùng Mỹ và sẽ làm suy yếu ảnh hưởng của quốc gia này tại châu Âu.
Trong thời điểm chạy đua cho cuộc bầu cử năm 2020 đang đến rất gần, Tổng thống Trump sẽ cảnh giác và thận trọng hơn khi khơi mào thêm bất kỳ cuộc chiến nào