EU tiếp tục gia hạn thời gian Brexit
Liên minh châu Âu đã cho Anh hai lựa chọn trì hoãn sáu tháng hoặc rời đi sớm hơn nếu Quốc hội Anh có thể đồng thuận về một thỏa thuận "ly hôn"
Các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia còn lại đã đồng thuận cho Anh kéo dài thời gian rời khỏi khối đến ngày 31/10. Tuy nhiên, thỏa thuận này chỉ đạt được sau sáu giờ thảo luận và cho thấy sự chia rẽ giữa các nhà lãnh đạo châu Âu về cách đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội đang diễn ra ở Anh.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk cho biết, thời gian gia hạn đủ linh hoạt như để Anh tìm giải pháp tốt nhất có thể. Tuy nhiên, ông cảnh cáo các nhà chính trị Anh không lãng phí cơ hội này và nước Anh bắt buộc phải giải quyết bế tắc nội bộ và cho EU một câu trả lời cuối cùng.
Có thể bạn quan tâm
Loạt "ông lớn" bất mãn vì Brexit
13:00, 08/04/2019
Giá vàng tuần tới: Rủi ro từ gia hạn Brexit
05:01, 07/04/2019
Brexit phá sản, EU cải tổ và sự lên ngôi của "chủ nghĩa dân túy"
11:15, 01/04/2019
Bao giờ nước Anh thoát khỏi hỗn loạn Brexit?
05:00, 31/03/2019
Thủ tướng Đức, Angela Merkel cho biết việc gia hạn mới nhất vào ngày 31 tháng 10 cho phép Anh có cơ hội tốt nhất để rời khỏi EU một cách có trật tự. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng cho biết, ông muốn thấy Anh rời đi với một thỏa thuận, hoặc không nên rời đi.
Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã ngăn chặn sự trì hoãn Brexit kéo dài và thuyết phục các nhà lãnh đạo EU khác đồng ý rút ngắn thời gian để duy trì hoạt động của EU.
Đồng quan điểm với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Hà Lan, Mark Rutte cho biết ông hy vọng đây sẽ là lần trì hoãn cuối cùng. Nước Anh sẽ phải lựa chọn về việc quyết định hủy bỏ Brexit hoặc rời đi mà không có thỏa thuận nào.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia nhận định rằng, sự trì hoãn thời gian rời khỏi EU là cần thiết do chiều sâu của sự xáo trộn chính trị tại nước Anh. Các nhà lập pháp Anh đã từ chối thỏa thuận giữa Thủ tướng Anh Theresa May ba lần.
Nhưng với các cuộc đàm phán giữa các đảng tại Westminster đang đạt được rất ít tiến bộ. Hện hai bên vẫn còn một số bất đồng cơ bản về bản chất của mối quan hệ tương lai với châu Âu. Những thành viên có quan điểm cứng rắn về Brexit trong Đảng Bảo thủ của bà May cho rằng bất kỳ sự chậm trễ nào cũng là con đường dẫn đến Brexit "mềm" hoặc một tín hiệu cho việc rời khỏi EU có thể không bao giờ thành hiện thực.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng nếu Vương quốc Anh vẫn bị mắc kẹt trong EU, rất có khả năng điều này sẽ "trở thành một con ngựa thành Troy trong EU", khi có thể sử dụng các thành viên sẽ tham gia vào Nghị viện Châu Âu sắp tới để gây khó khăn với các vấn đề chính như ngân sách.
Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Theresa May đã khẳng định, Anh có thể sẽ đảm bảo có một thỏa thuận và có thể ra đi trước khi có thể phải tham gia bầu cử nghị viện châu Âu vào ngày 23-26/5 để tránh những lo ngại từ phía các lãnh đạo EU về sự can thiệp của Anh. Đồng thời, theo CNN, dự thảo kết luận của cuộc họp đã yêu cầu Anh không can thiệp vào các quy trình của EU trong thời gian kéo dài.
Đồng bảng Anh không thay đổi nhiều sau thông tin trên, nhà đầu tư đã tính đến việc sẽ trì hoãn này. Các nhà ngoại giao cho rằng nhiều khả năng đây sẽ không phải lần cuối Anh được gia hạn việc rời khỏi EU.
Các nhà kinh tế và lãnh đạo doanh nghiệp đã không ngừng cảnh báo Brexit không có thỏa thuận sẽ dẫn đến sự gián đoạn lớn trong thương mại và du lịch, với thuế quan và kiểm tra hải quan gây ra tình trạng tắc nghẽn tại cảng của Anh và có thể dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa và làm tổn thương các quốc gia EU.