G20 thống nhất hành động giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu

Cẩm Anh 14/04/2019 05:50

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương nhóm G2 đã khẳng định đã đến lúc cần thiết để hành động nhằm đối phó tốt hơn đối với những nguy cơ khiến tăng trưởng kinh tế giảm tốc.

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhóm các nước G20 tại cuộc họp thường niên

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng nhóm các nước G20 tại cuộc họp thường niên do Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tổ chức 

Bên lề Hội nghị thường niên do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức tại Washington, tại cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng các nước G20, có nhiều ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã mất đà trong năm nay. Nhưng họ hy vọng tăng trưởng sẽ tăng trong nửa cuối năm 2019, khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 3,6% xuống 3,3% vào năm 2019, mức tăng chậm nhất kể từ cuộc suy thoái năm 2009, nhưng cũng dự đoán tăng trưởng sẽ trở lại mức 3,6% vào năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

  • Tổng thống Trump gặp "tay phải" ông Tập: Bước tiền trạm tới G20

    06:00, 05/04/2019

  • G20 và sứ mệnh của Nhật Bản

    06:30, 05/01/2019

  • Thỏa thuận Mỹ- Trung bên lề Hội nghị G20 và cơ hội chấm dứt chiến tranh thương mại

    11:57, 02/12/2018

  • Bất chấp nhiều bất đồng, Hội nghị G20 vẫn ra được Tuyên bố chung

    07:30, 02/12/2018

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda đã kêu gọi các nước đưa thương mại tự do như một động lực đối với tăng trưởng toàn cầu, khẳng định thương mại tự do theo những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã và đang tạo ra những đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế thế giới.  

Hiện nay, các nguy cơ với tăng trưởng toàn cầu vẫn có xu hướng nghiêng về phía giảm tốc do nhiều nguyên do như căng thẳng thương mại leo thang, Brexit hỗn loạn, và các điều kiện tài chính toàn cầu bị siết chặt đột ngột.

Do đó, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 đã tái khẳng định tất cả chính sách được lựa chọn để hỗ trợ tăng trưởng bao trùm, cân bằng, bền vững, mạnh mẽ phải được sử dụng "đúng lúc". 

Sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ làm mờ đi những triển vọng tăng trưởng và làm suy yếu các nền kinh tế chủ chốt. Ngay cả khi một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra cũng có thể tạo ra những vấn đề mới.

Hiện nay Tổng thống Trump đang đe dọa áp thuế với hàng hóa của Liên minh châu Âu EU. Ngược lại, EU cũng sẽ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa từ Mỹ trị giá 19 tỷ euro (khoảng 21,5 tỷ USD). Nếu chính thức xảy ra, động thái áp thuế của hai bên có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại lớn hơn.

Bên cạnh đó, các chính sách bảo hộ thương mại cũng gây ra những tác động không nhỏ. Bộ trưởng Tài chính Đức - Olaf Scholz nhận định chủ nghĩa đa phương đang ngày càng bị đe dọa và các lãnh đạo cần thúc đẩy hợp tác quốc tế. 

Các Bộ trưởng cũng đã bàn thảo về việc mất cân bằng tài khoản vãng lai có thể gây rủi ro đối với kinh tế thế giới và điều này cần được giải quyết theo cơ chế đa phương. Washington cần chuyển từ việc chỉ tập trung vào thâm hụt thương mại song phương với Tokyo, Bắc Kinh cũng như một số nước khác, sang cân bằng thương mại dịch vụ và nối lại đầu tư nước ngoài như một phần nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng toàn cầu.

Một vấn đề đáng lo ngại khác là gánh nặng nợ cao của các quốc gia và các tập đoàn có thể khiến nền kinh tế toàn cầu dễ bị tổn thương và đối diện với nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái nghiêm trọng khác.

Theo IMF, nhiều chính phủ và công ty, ở cả các nước phát triển và đang phát triển, đang ngập trong nợ. Ở Mỹ, tỷ lệ nợ công tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện ở mức cao kỷ lục, trong khi đó, ở nhiều nước châu Âu, các ngân hàng cũng đang phải "gánh" quá nhiều trái phiếu chính phủ.

Do đó, các Bộ trưởng cũng thống nhất rằng, bên cạnh những nỗ lực chung, từng quốc gia nói riêng cũng cần phải giải quyết một cách hợp tác và nhanh chóng những bất đồng thương mại, hơn là tạo thêm những rào cản có hại và gây bất ổn định kinh tế toàn cầu

Cẩm Anh