Victor Hugo và Nhà thờ Đức Bà Paris
Từ câu chuyện tĩnh mịch trong nhà thờ Đức Bà Paris thời Trung Cổ, Hugo đã vẽ ra bức tranh sinh động rất người, rất đời, vươn vượt ra mọi khuôn khổ cứng nhắc trong thời kỳ bí bách ở châu Âu.
Thế kỷ 15, Nhà thờ đức bà Paris xảy ra một câu chuyện tình bi tráng nhưng không khiến mấy ai chú ý. Được chuyển thể thành tác phẩm “Nhà thờ Đức Bà Paris” dưới ngòi bút thần sầu của đại văn hào nước Pháp Victor Hugo, sau đó 300 năm.
Nổi bật nhất trong tác phẩm có lẽ là tình yêu câm nín đầy thống khổ của người kéo chuông nhà thờ Đức Bà Quasimodo, vừa mù, vừa chột vừa thọt dành cho nàng Esméralda xinh đẹp trong trắng, thơ ngây.
Những khổ đau cuộc đời, những bất công ngang trái tưởng chừng đã “hóa đá” trái tim của kẻ dị hình dị dạng Quasimodo. Thế nhưng, chỉ với mối tình câm lặng với nàng Esméralda cũng đủ cứu rỗi linh hồn và khiến hắn đi đến tận cùng của những cảm xúc con người.
Tính cách của các nhân vật trong tuyệt phẩm được khắc họa đậm nét. Mối tình đau khổ dẫn đến ghen tuông của Đức cha Frollo biến ông thành kẻ ích kỷ, độc ác. Viên đại úy Phoebus với nét hào hoa, đỏm dáng nhưng tâm hồn vô cùng hời hợt.
Người đẹp Digan Esméralda trong trắng, ngây thơ và có số phận bất hạnh. Còn Quasimodo, một tên gù mồ côi giữ nhiệm vụ kéo chuông là một tâm hồn đầy thống khổ với nỗi cô đơn và tình yêu, sự hy sinh cao cả dành cho người con gái mà mình tôn thờ.
Từ câu chuyện tĩnh mịch trong nhà thờ Đức Bà thời Trung Cổ, Hugo đã vẽ ra bức tranh sinh động rất người, rất đời, vươn vượt ra mọi khuôn khổ cứng nhắc trong thời kỳ bí bách ở châu Âu.
Có thể bạn quan tâm
Cháy Nhà thờ Đức Bà Paris: Nước Pháp tổn thương sâu sắc!
08:53, 16/04/2019
Nhà thờ Đức Bà tại Paris cháy lớn: Nguyên nhân có thể do... trùng tu
08:22, 16/04/2019
Dù chỉ là văn chương, nhưng Hugo cho thấy rằng, nhà thờ Đức Bà Paris - nó không chỉ là một thiết chế thuộc về tôn giáo, mà còn có sự vận động của một xã hội thu nhỏ, nơi có mặt của hầu hết điển hình số phận đại diện cho nhiều tầng nấc trong hiện thực xã hội.
Tác phẩm - với mạch ngầm xuyên suốt là giá trị nhân văn đã kéo nhà thờ đến với công chúng, được biết đến khắp nơi trên thế giới, tạo ra giá trị tinh thần ngày một lớn với nước Pháp, châu Âu hiện đại và tất thảy những người mộ đạo, đam mê kiến trúc trên toàn thế giới.
Đó phải chắc chắn là sự quyến rũ vượt thời gian trong những sợi phóng tác của Victor Hugo trong tuyệt phẩm “Nhà thờ Đức Bà Paris”. Tình yêu vốn luôn tiềm ẩn sự bí ẩn, bằng cách này hay cách khác, nó có một hấp lực mạnh mẽ không thể cưỡng nổi của loài người dù ở thời nào đi nữa, dù ở số phận nào đi chăng nữa!
Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi tôn vinh Maria đồng trinh - người sinh ra chúa Jesus, có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng tựu trung lại như nhà Thần học Tomas D’Aquino: “Maria nghĩa là Ngôi sao Biển cả, như các thủy thủ tìm đường về bến cảng nhờ ngôi sao trên biển, thì các Kitô hữu cũng tìm đến vinh quang bất diệt nhờ sự chuyển cầu mẫu tử của Mẹ”.
Vì vậy, Maria mang nội hàm nhân văn sâu đậm, đó là tình mẫu tử, nó như ngọn hải đăng chỉ dẫn cho con người thoát khỏi sự vô định của biển cả cũng như tìm lối thoát ra khỏi cám dỗ tầm thường.
Đức Maria còn đại diện cho một cuộc trường chinh tranh đấu giành quyền bình đẵng giới, đó là nữ quyền, trong đó làm mẹ là thiên chức cao cả thiêng liêng của người phụ nữ, bất kể có khổ đau, sầu bi đến nhường nào.
Maria là mẹ của Chúa Jesu và giống như mọi người mẹ luôn có một mối giây ràng buộc với con mình, cho dù người con có thể bị tách rời khỏi bà về mặt thế lý. Đó là giá trị phổ quát mà loài người nếu còn tồn tại trên trái đất này không thể buông bỏ.
Như Victor Hugo từng nói: “Không có sự dễ dàng, thoải mái cho một người mẹ đau khổ. Tình mẫu tử không biết giới hạn và lý luận. Thiên chức làm mẹ là cao cả bởi vì đó là tất cả bản năng”.
Công trình nhà thờ Đức bà Paris là những gì còn sót lại của thời kỳ 1.000 năm dài dằng dặc ở châu Âu - “đêm trường Trung Cổ”. Lối kiến trúc Gothic đặc trưng là sản phẩm pha trộn giữa kiến trúc Trung Cổ và Phụ hưng, rất khó tìm ra một công trình thứ hai như thế.
Mỗi họa tiết, mỗi bức vẽ đều chứa đựng hiện thực xã hội, những câu chuyện tôn giáo đã trở thành kinh điển. Phía trên cổng là 28 bức tượng đặt trong hốc hiện thân của những vua Judah kể về một thời kỳ lịch sử thăm trầm 4.000 năm của người Do Thái; cửa sổ hoa hồng nằm ở 2 bên hông nhà thờ, được gọi là hoa hồng phía bắc và hoa hồng phía nam, đường kính gần 10m là biểu tượng của tình yêu…
Tất cả những cửa của kiến trúc này đều được trang trí gợi lên những hình ảnh khác nhau của Thiên đàng và địa ngục. Nổi tiếng nhất trong số này là thánh Denis bị đầu độc đang nắm lấy đầu trong tay, nằm trên cõi của Nữ đồng trinh.
Sự cố nhà thờ Đức bà Paris bị cháy khiến nước Pháp rơi lệ, hàng tỷ người tiếc nuối ngẩn ngơ trước một công trình có ý nghĩa đồ sộ về vật chất lẫn tinh thần.
“Một ngọn lửa xé toạc Nhà thờ Đức Bà - nơi mang tính biểu tượng của Paris hoa lệ - trái tim của nước Pháp...”, nhân chứng Elaine Leavenworth nói trong tuyệt vọng.