Bầu cử Nghị viện châu Âu: Những điều cần biết
Hàng triệu công dân trên khắp châu Âu sẽ tiến hành chọn đại diện mới để cho Ủy ban Nghị viện châu Âu tại Brussels trong tuần này.
28 quốc gia thành viên liên minh châu Âu (EU) đang bước vào đợt bầu cử Nghị viện năm 2019, diễn ra từ ngày 23-26/5. Bầu cử Nghị viện châu Âu năm nay đang chứng kiến cuộc đối đầu đầy căng thẳng giữa lực lượng ủng hộ một châu Âu hội nhập với lực lượng các đảng cực hữu, ủng hộ chủ nghĩa dân túy.
Các chuyên gia chính trị tin rằng cuộc bỏ phiếu có thể mang đến cái nhìn sâu sắc hơn về chính trị mở mỗi quốc gia thành viên, thay vì nhìn vào tương lai của chính EU. Các cuộc bầu cử ở châu Âu là một cuộc trưng cầu dân ý lớn về đảng cầm quyền. Ví dụ như tại Pháp, cuộc bầu cử sẽ là nơi người Pháp có cơ hội nói những gì họ nghĩ về Tổng thống Emmanuel Macron.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại (Kỳ II): EU không nằm ngoài xung đột với Mỹ
11:01, 23/05/2019
Italy sẽ rời Liên minh châu Âu?
04:30, 25/11/2018
Châu Âu hỗn mang trong mối quan hệ với Trung Quốc
15:35, 29/03/2019
Italy, BRI và con đường tiến vào châu Âu của Trung Quốc
06:00, 30/03/2019
Tổng thống Macron đã được bầu là thành viên Nghị viện EU vào năm 2017 và được biết đến là một trong những nhà lãnh đạo cốt lõi trong khu vực. Tuy nhiên, chương trình cải cách của ông hiện đã làm nản lòng một số công dân Pháp dẫn đến những cuộc bạo loạn kéo dài nhiều tháng.
Đồng thời, Tổng thống Macron cũng đang rơi vào cuộc đối đầu với đảng Tập hợp quốc gia của bà Marine Le Pen một lần nữa. Hiện tại, hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy chỉ có khoảng 40% cử tri Pháp sẽ xuất hiện tại các điểm bỏ phiếu vào ngày 26/5, Tổng thống Macron sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi tranh cử.
Nhiều chuyên gia dự đoán, một liên minh hoặc thỏa thuận với bà Le Pen có lẽ sẽ được thực hiện khi đảng của ông chưa bao giờ tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu trước đây. Điều này cũng sẽ tạo cho chính phủ Pháp nhiều không gian hơn để thúc đẩy sự thay đổi hệ thống lương hưu, cuộc cải cách lớn cuối cùng của ông Macron trong nửa cuối năm nay.
Một điều đáng chú ý là cuộc bầu cử tại Ý. Các cuộc bầu cử sẽ là một thử nghiệm đối với chính phủ liên minh đã nắm quyền trong khoảng một năm trở lại đây. Mục tiêu chính của các đảng cực hữu và dân túy trong cuộc bầu cử tại Ý là cho người dân châu Âu thấy được sự lớn mạnh của liên minh các đảng dân túy, hoài nghi châu Âu, nhằm thu hút nhiều nhất có thể số lượng phiếu bầu.
Bên cạnh đó, mục tiêu xa hơn của nhóm này là hướng tới thành lập một liên minh có ảnh hưởng lớn tại Nghị viện châu Âu.
Giới quan sát cũng theo dõi chặt chẽ tình hình tại các nước như Ba Lan, Hungary và Romania. Các chính phủ của ba quốc gia này đang bất hòa với Ủy ban châu Âu (EC) khi EC mở cuộc điều tra xem ba quốc gia này có tôn trọng các giá trị dân chủ của luật pháp châu Âu hay không.
Tại Hungary, Liên minh Công dân Hungary (Fidesz), đảng dân túy cầm quyền của Thủ tướng Viktor Orban đã nổi lên từ nhiều năm nay. Mặc dù Thủ tướng Hungary không góp mặt trong cuộc gặp cùng 12 đảng cực hữu và dân túy tại Italia vừa qua, nhưng ông cũng tuyên bố sẽ hợp tác với đảng Liên đoàn phương Bắc (Italia) sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới.
Còn tại Anh, cho đến vài tuần trước, Thủ tướng Anh Theresa May đang tìm cách tránh tổ chức các cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Nước này đã bỏ phiếu rời khỏi EU vào năm 2016, nhưng quá trình đó đã bị đình trệ và kế hoạch rời khỏi khối tiếp theo dự kiến diễn ra vào ngày 31/10.
Bằng cách bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử ở châu Âu, công dân Anh có thể đưa ra đánh giá của họ về cách chính phủ nước này đã xử lý Brexit. Eurasia Group đã mô tả cuộc bỏ phiếu này là một vấn đề đau đầu của hai đảng chính, đảng Bảo thủ và đảng Lao động Anh.
Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ tác động đến EU. Sự tham gia của Vương quốc Anh trong cuộc bầu cử lần này sẽ có nhiều tác động bất lợi ở EU; ở mức tối thiểu, điều này có thể sẽ làm gia tăng căng thẳng về việc ai sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Ủy ban châu Âu và một số vị trí chủ chốt khác.
Nếu mọi thứ trở nên lộn xộn, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng thêm Điều 50. Hiện ngày càng có nhiều lời kêu gọi bà May từ chức khỏi chiếc ghế Thủ tướng và một nhà lãnh đạo mới có thể phải tổ chức một cuộc bầu cử mới và có khả năng trì hoãn việc Anh rời khỏi EU một lần nữa.
Một vấn đề khác đang nhận được sự quan tâm rất lớn, đó là việc lựa chọn ứng viên cho vị trí Chủ tịch Ủy ban châu Âu khi ông Jean Claude Junker dự kiến sẽ hết nhiệm kỳ trong năm nay. Trong một Hội nghị Thượng đỉnh của EU đầu tháng 5/2019, các nước thành viên đã bàn thảo về nhiều vấn đề, trong đó có việc xác định nguyên tắc lựa chọn vị trí chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Tuy vậy, đây vẫn là một vấn đề mà lãnh đạo các quốc gia thành viên EU còn nhiều bất đồng, đặc biệt là bất đồng giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, lãnh đạo hai quốc gia đầu tàu của EU. Có nhiều nhân vật đang nổi lên là ứng viên tiềm năng cho vị trí chủ tịch Ủy ban châu Âu nhiệm kỳ tới.
Trước tiên phải kể đến ông Manfred Weber, thành viên Liên minh Xã hội - Thiên chúa giáo vùng Bavaria (Đức), chủ tịch nhóm EPP tại Nghị viện châu Âu. Ông Manfred Weber được lựa chọn làm người đứng đầu danh sách bầu cử năm 2019 của EPP với 79% số phiếu đồng thuận.
Ứng cử viên số 2 cho vị trí này là ông Frans Timmermans, thành viên Đảng Lao động Hà Lan, thành viên Nhóm Dân chủ - Xã hội, nhóm thứ 2 trong Nghị viện châu Âu sau EPP, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu đương nhiệm.
Một ứng viên khác là ông Michel Barnier, thành viên đảng Những người Cộng hòa (LR) tại Pháp và cũng là thành viên EPP trong Nghị viện châu Âu. Ông Michel Barnier từng là ứng cử viên cho vị trí người đứng đầu EPP tại cuộc bầu cử châu Âu năm 2014 nhưng thất bại trước ông Jean-Claude Juncker.