Câu chuyện Huawei và mối họa độc quyền!

Trương Khắc Trà 26/05/2019 11:00

Người ta có thể hả hê với kiếp nạn của Huawei vì không ưa gì Trung Quốc, nhưng thương chiến càng leo thang, chúng ta càng thiệt hại nặng nề hơn! Một mối họa do độc quyền đem lại.

Huawei, cái tên nằm giữa thương chiến Mỹ - Trung

Huawei, cái tên nằm giữa thương chiến Mỹ - Trung

Tổng thống Mỹ ký vừa sắc lệnh “ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia” - không phải vì thiên tai dịch họa, cũng không phải xung đột vũ trang làm thiệt hại lớn về nhân mạng. Nó nhằm vào một doanh nghiệp của Trung Quốc. Đó là Huawei, nhà sản xuất thiết bị di động khổng lồ.

Nội dung sắc lệnh rất ngắn gọn: “cấm tất cả các công ty của Mỹ sử dụng thiết bị do Huawei sản xuất”, chỉ như vậy đủ khiến thị trường công nghệ toàn cầu chao đảo vì nó kéo theo cả Google, Intel, Qualcomm “nghỉ chơi” với Huawei.

Có thể bạn quan tâm

  • Liên tiếp nhận đòn, Huawei sẽ về đâu?

    15:20, 23/05/2019

  • Sau Huawei, lộ diện thêm 5 công ty Trung Quốc "chịu đòn" trừng phạt của Mỹ

    11:10, 23/05/2019

  • Vì sao lại là Huawei?

    07:10, 22/05/2019

  • Lý do đằng sau việc Mỹ “nhượng bộ” Huawei?

    03:18, 22/05/2019

  • Thị trường Smartphone Việt có bị ảnh hưởng bởi vụ Huawei?

    14:45, 21/05/2019

  • Thương chiến Mỹ - Trung và "ám ảnh" Huawei

    11:37, 21/05/2019

  • Huawei và Apple nạn nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

    03:13, 21/05/2019

  • "Năm hạn" của Huawei: Mỹ cấm, Google ngưng hợp tác

    17:00, 20/05/2019

  • Đối sách nào cho Huawei khi Mỹ thực hiện lệnh cấm vận?

    01:09, 18/05/2019

Cú cấm vận này thật sự là đòn sát thương lớn nhất trong hơn 1 năm diễn ra thương chiến Mỹ - Trung. Tác động ngay tức thì nếu cá nhân, tổ chức đang sử dụng sản phẩm do Huawei sản xuất, hay một quốc gia nào đó đang muốn sử dụng thiết bị của Huawei để xây dựng hạ tầng viễn thông thế hệ mới.

Đến lúc này chiến tranh thương mại thế giới - một thuật ngữ thường nghe rất xa xôi lại trở thành vấn đề của tất cả mọi người.

Diễn biến này đặt ra vố số vấn đề hóc búa để con người tồn tại trong kỷ nguyên số và làm nổi lên mặt trái quá lớn khi nhân loại đang phụ thuộc ngày càng chặt chẽ vào công nghệ di động.

Việc sở hữu một thiết bị thông minh, biến nó thành phương tiện lao động, thâm nhập vào đời sống vật chất, tinh thần, an ninh quốc gia…đồng nghĩa với việc chúng ta đang phó mặc sinh mạng của mình cho một vài doanh nghiệp lớn, được điều hành bởi một nhóm người.

Và, đến khi nhóm người ấy lao vào cuộc chơi rủi may thì số phận con người cũng bấp bênh theo các quyết định chính trị có sức ảnh hưởng khủng khiếp.

Cuộc chiến này làm phơi bày hiện trạng kinh tế toàn cầu và những thứ mà phương Tây thường “quảng cáo” như là đặc sản của thế giới dân chủ, minh bạch, tự do kinh tế - thường lấy làm thước đo để áp vào những quốc gia nhỏ bé, đang nỗ lực cải cách thể chế.

Độc quyền công nghệ là thứ đáng sợ nhất hiện nay, bởi nó có thể đánh sụp một quốc gia chỉ vài ngày ngắn ngủi mà không tốn một viên đạn nào. Nếu Huawei biến mất, người tiêu dùng không chắc chắn được sử dụng những thiết bị được bảo mật tốt hơn.

Điển hình là Facebook, từng làm lộ thông tin cá nhân 70 triệu khách hàng, nhưng nó vẫn tồn tại ngon lành. Đương nhiên, vì nó là “con cưng” của một siêu cường nắm trong tay quyền hành sinh sát.

Bất kể Huawei, Google, Intel… là của nước nào, bất kể mục đích là gì, nhưng việc họ nhằm vào nhau luôn để lại hệ quả lên mỗi cá nhân, mỗi quốc gia nhỏ yếu trên toàn cầu.

Chúng ta có thể dễ dàng chấp nhận lý do vì nước Mỹ mất an ninh, thâm hụt thương mại, nhưng bây giờ không chỉ mỗi nước Mỹ cảm thấy “khó chịu” khi cuộc chiến thương mại ngày một đưa nhân loại đến bờ vực hiểm nguy!

Trương Khắc Trà