Giấc mơ 5G của Đông Nam Á đổ vỡ?
Sự leo thang của Mỹ trong nỗ lực cấm vận tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc đã làm các quốc gia Đông Nam Á lo lắng.
Với gần hai thập kỷ hiện diện ở nhiều nước thuộc Đông Nam Á, kể cả quốc gia có tốc độ thích ứng công nghệ chậm như Campuchia, Huawei là lựa chọn duy nhất để phát triển mạng 5G ở đây.
Với hợp đồng 5G cho Singapore, Malaysia và Campuchia, Huawei từng là một nhà cung cấp được các nước ASEAN tin tưởng lựa chọn. Malaysia là quốc gia đầu tiên đã hợp tác với công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Thái Lan hy vọng sẽ triển khai dịch vụ 5G do Huawei đầu tư vào năm 2020 khi đã thực hiện nghiên cứu chung với công ty Sriracha công nghệ cao ở quận Sriracha.
Có thể bạn quan tâm
Nhật Bản đi đầu Châu Á trong việc cắt giảm nguồn tài chính cho nhiệt điện than
22:00, 27/05/2019
Huawei đối mặt thách thức tạo hệ sinh thái của riêng
12:25, 26/05/2019
Câu chuyện Huawei và mối họa độc quyền!
11:00, 26/05/2019
Liên tiếp nhận đòn, Huawei sẽ về đâu?
15:20, 23/05/2019
Dịch vụ Singapore Singapore M1, Malaysia Malaysia Maxis và Indonesia đều Telkomsel đều đã đăng ký dịch vụ dùng thử 5G với Huawei. Và tại Philippines, một dịch vụ được Huawei hỗ trợ sẽ được giới thiệu bởi nhà cung cấp dịch vụ không dây hàng đầu thế giới Globe Telecom ngay sau quý 2/2019.
Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa Huawei vào Danh sách hạn chế (Entity list) có nghĩa là các công ty Hoa Kỳ không chỉ bị cấm sử dụng thiết bị Huawei, mà còn bị cấm bán linh kiện cho Huawei - một động thái có thể làm tê liệt công ty Trung Quốc này vì nó phụ thuộc rất lớn vào các linh kiện phương Tây, như chip điện tử.
"Có vẻ như Huawei sẽ không thể giảm thiểu tác động từ lệnh cấm vận của chính phủ Mỹ, đồng nghĩa với việc họ sẽ không thể tồn tại dưới hình thức hiện tại. Viễn cảnh ấy sẽ ảnh hưởng xấu tới những kế hoạch triển khai mạng 5G trên khắp toàn cầu - bao gồm châu Âu cũng như các khối như ASEAN", Paul Triolo, nhà phân tích của tổ chức tư vấn Eurasia Group tại Washington bình luận.
Trong những năm gần đây, Đông Nam Á đang trở thành một "chiến trường" quan trọng trong cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc cạnh tranh tầm ảnh hưởng đến việc tung ra các dịch vụ internet 5G siêu tốc, thành phố thông minh, kinh tế số.
Ở phương Tây, các trận chiến đang diễn ra theo cách của Washington. Việc Mỹ tuyên bố Huawei hoạt động gián điệp đã khiến mọi thành viên trong cộng đồng chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes - Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand đặt câu hỏi và hạn chế các giao dịch với tập đoàn này.
Nhưng tại Đông Nam Á, nơi Huawei ước tính sẽ có 80 triệu khách hàng trong năm tới và 1,2 nghìn tỷ USD lợi nhuận thu được trong năm năm tới, cảnh báo của Washington đã có rất ít tác động. Các nhà mạng ở Đông Nam Á ít có khả năng chú ý đến các hoạt động gián điệp của Huawei hơn là các đối tác của họ ở phương Tây.
Ngay cả các đối tác của Mỹ như Philippines và Thái Lan cũng đang tiến hành hợp tác với gã khổng lồ Trung Quốc bất chấp những gợi ý rằng làm như vậy sẽ có nguy cơ chấm dứt việc hợp tác quân sự với Mỹ.
Lí giải điều này, ông Michael Raska, điều phối viên của Chương trình chuyển đổi quân sự tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Singapore RSS. Rajaratnam (RSIS) cho biết, nhận thức về Huawei ở các quốc gia Đông Nam Á là khác nhau. Các nước ở Đông Nam Á ít nghi ngờ về động cơ của Trung Quốc.và bị quyến rũ bởi sức mạnh công nghệ do Huawei mang lại.
Bên cạnh đó, không chỉ công nghệ tiên tiến hơn các đối thủ phương Tây, mà còn có chi phí thấp, đặc biệt là đối với những quốc gia đã sử dụng công nghệ Huawei trong cơ sở hạ tầng truyền thông hiện có của họ.
"Giấc mơ 5G của Đông Nam Á sẽ không bị "chết yểu" do lệnh cấm Huawei của Mỹ. Thiết bị của Huawei không chỉ có hiệu năng tuyệt vời mà còn có lợi thế về giá cả. Không thể tránh khỏi việc ngày càng có nhiều quốc gia lựa chọn hợp tác với Huawei. Có thể nói, sự lựa chọn giữa công nghệ Trung Quốc hoặc phương Tây là vấn đề kinh tế, không phải địa chính trị", ông Michael đánh giá.
Mặc dù vậy, điều cần chú ý hơn là cuộc chiến giữa Mỹ và Huawei sẽ đặt các quốc gia Đông Nam Á phải đứng giữa lằn ranh lựa chọn. Trong tương lai Mỹ sẽ không thể sử dụng các mạng dựa vào công nghệ của Trung Quốc cho các hoạt động quân sự trong các lãnh thổ của các đồng minh truyền thống ở Châu Âu, Châu Á.
Các quốc gia Đông Nam Á có thể thấy rằng họ không còn có thể tích hợp các hệ thống và nền tảng vũ khí do Mỹ sản xuất và điều này có thể làm tăng thêm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, khiến việc thực hiện hợp tác đào tạo và hợp tác an ninh với Mỹ trở nên khó khăn hơn. Do đó, mối đe dọa rút lại hợp tác quân sự hoặc không chia sẻ thông tin tình báo buộc các quốc gia Đông Nam Á phải đưa ra lựa chọn giữa hai siêu cường kinh tế.
Trong bối cảnh đó, dù rằng tham vọng tự lực phát triển 5G ẩn chứa rất nhiều thách thức vì nó đòi hỏi nhiều nỗ lực để tích lũy và mất nhiều năm để có kết quả, nhưng đây là một minh chứng rất rõ rằng cho việc các quốc gia cần tự chủ công nghệ sẽ vững vàng hơn rất nhiều trước những biến động thế giới.