Châu Á - mảnh đất màu mỡ cho AI
Châu Á đang phát triển thành một mảnh đất tiềm năng của AI (trí tuệ nhân tạo) với sự dẫn đầu của Trung Quốc.
Hiện tại, với lợi thế là khu vực có dân số lớn nhất thế giới, đồng thời là khu vực gắn liền với kỹ thuật số nhiều hơn các khu vực khác toàn cầu có thể cung cấp số lượng lớn dữ liệu mà hệ thống AI cần để phát triển. Châu Á được các chuyên gia nhận định sẽ là khu vực có sự phát triển AI mạnh mẽ nhất thế giới trong một vài năm tới.
Sự phổ biến ngày càng tăng của AI ngày càng làm cho "cơn khát chuyên gia" trong lĩnh vực này trở nên quan trọng trong việc định hướng và giúp các doanh nghiệp phát triển sản phẩm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
Có thể bạn quan tâm
Startup phát minh máy làm bánh tự động ứng dụng công nghệ AI và IoT
04:05, 02/06/2019
Gỡ khó cho các công ty ứng dụng công nghệ AI
00:00, 02/06/2019
Ngành bán lẻ sẽ chi tiêu mạnh tay cho công nghệ AI
02:45, 18/01/2019
Để phát triển những chương trình AI mạnh mẽ và phức tạp vẫn còn là một chặng đường dài và yêu cầu nguồn nhân lực lớn mạnh về hiểu biết sâu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) mà các công ty công nghệ và cơ quan nghiên cứu có thể tận dụng để nâng cao năng lực AI.
Và những tài năng này có khả năng cao là bắt nguồn từ Châu Á. Theo UBS, đến năm 2025, nguồn nhân lực AI của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt số lượng ở Mỹ. Báo cáo thường niên về khảo sát việc làm trong lĩnh vực AI, mộ nghiên cứu của Công ty khởi nghiệp Element AI của Canada chỉ ra rằng có 22.400 người trên toàn thế giới được coi là có tài năng hàng đầu làm việc trong này.
Chiếm gần một nửa trong con số này là Mỹ với 10.295 người; Trung Quốc đứng thứ hai với khoảng 2.525 người, tiếp theo là Anh với 1.485 người, Đức với 935 người và Canada rơi vào khoảng 815 người. Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và có sự phát triển tương đối nhanh trong lĩnh vực này, nhưng Nhật Bản chỉ đứng thứ sáu với con số khiêm tốt là 805 người.
Element AI cũng nhận thấy 40% chuyên gia của Singapore đã quay trở lại để làm tại các công ty trong nước sau khi đi du học. Tương tự, các nguồn nhân lực AI chất lượng cao ở Trung Quốc và Hàn Quốc sau khi đi du học cũng đã quay trở lại làm việc cũng giữ ở mức 30%, trong khi Ấn Độ tăng lên 25%.
Chuyên gia Kenji Nonaka từ công ty tư vấn McKinsey nhận định, chìa khóa để thu hút các nguồn nhân lực chất lượng cao là cải thiện điều kiện làm việc của họ như tạo ra văn hóa doanh nghiệp hướng tới tương lai, trong đó các chuyên gia AI có thể làm việc và tự do trong sáng tạo.
Sở hữu những quốc gia phụ thuộc nhiều vào sản xuất, các nước châu Á có thể tận dụng AI để tối ưu hóa chuỗi cung ứng tự động, điều này sẽ tạo ra đầu ra nhanh hơn và manh lại nhiều lợi ích kinh tế lớn hơn.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chỉ ra, nhân lực cũng chính là điểm yếu của các quốc gia châu Á. Mặc dù nguồn nhân lực của châu Á luôn được đánh giá cao bởi tính sáng tạo, năng động và cần cù, nhưng chế độ đãi ngộ và môi trường sống tốt hơn không phải thế mạnh để thu hút nhân tài so với Mỹ và những quốc gia phương Tây
"Các hệ thống AI luôn đòi hỏi những nỗ lực từ các nhà phát triển của nó để vận hành và phát triển. Do đó, các quốc gia tại châu Á cần nâng cao vai trò và sự sáng tạo của con người để vận hành hệ thống một cách có hiệu quả và có kiểm soát thông qua việc tăng cường các chương trình đào tạo và thu hút nhân tài trong lĩnh vực này", ông Kenji nhấn mạnh.
Hiện tại, một số quốc gia sở hữu công nghệ tiên tiến tại châu Á đã nhận ra rằng, sự đa dạng giữa các chuyên gia là rất quan trọng đối với sự phát triển AI. Việc tập hợp nguồn nhân lực được tiếp xúc với các nền tảng khác nhau sẽ giúp các quốc gia có được những kinh nghiệm về những công nghệ tiên tiến từ khắp nơi trên thế giới, từ đó nghiên cứu và ứng dụng vào chương trình đào tạo đại học tại đất nước.
Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch phát triển AI vào năm 2017 và đã thành lập các khoa giảng dạy về AI trong một số trường học. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu sở hữu 250.000 chuyên gia AI đến năm 2025 bằng cách yêu cầu đưa gần như tất cả các ngành khoa học và một số chuyên ngành nhân văn liên quan đến AI vào chương trình học cấp bậc đại học.
Có thể thấy, AI đang mang lại nhiều cơ hội và giải pháp để giảm bớt những thách thức phát triển của các quốc gia châu Á hiện nay bao gồm đói nghèo, vệ sinh, mù chữ và môi trường. Cùng với sự bảo mật tài chính gia tăng từ các công nghệ blockchain hỗ trợ AI, lực lượng lao động có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và năng suất hơn.
Mặc dù, châu Á đang có sự tụt hậu khá đáng kể so với khu vực Bắc Mỹ. Tuy nhiên, với quyền truy cập vào nhóm dữ liệu người dùng lớn nhất, châu Á có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn, cũng như sự phân bổ tài năng và tài nguyên tốt hơn.