Kỷ niệm Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất: Hướng đến "Mỹ - Triều" 3.0

Cẩm Anh 12/06/2019 06:15

Theo Reuters, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cho biết Washington sẵn sàng tiến hành cuộc gặp cấp cao lần 3, và quyền quyết định hiện giờ thuộc về Bình Nhưỡng.

Tổng thống Mỹ Donald trump bắt tay ông Kim Jong-un tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất cách đây tròn một năm

Tổng thống Mỹ Donald trump bắt tay ông Kim Jong-un tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất cách đây tròn một năm

Phát biểu tại một hội nghị do tờ Wall Street Journal tổ chức, ông Bolton nói rằng cuộc gặp Thượng đỉnh lần ba hoàn toàn có khả năng xảy ra sau các cuộc họp trước đó tại Singapore và Việt Nam. "Chúng tôi đã sẵn sàng", ông Bolton nói.

Nhiều chuyên gia cũng đưa ra nhận định, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 3 tổ chức vào cuối năm nay với nỗ lực đạt được một thỏa thuận tiến đến phi hạt nhân hóa.

Có thể bạn quan tâm

  • Lối thoát cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên

    06:00, 14/05/2019

  • Tiếp tục phóng tên lửa: Triều Tiên gây sức ép đến ai?

    06:45, 10/05/2019

  • Nga "hất cẳng" Mỹ tại Triều Tiên?

    12:00, 25/04/2019

  • Chờ đợi gì từ Thượng đỉnh Nga - Triều Tiên?

    05:29, 19/04/2019

Giám đốc nghiên cứu Harry Kazianis tại Trung tâm Lợi ích quốc gia Hàn Quốc, nhận định, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 3 là một điều gần như chắc chắn trong năm 2019. Cả hai bên đều tiến quá gần đến một thỏa thuận tại Hà Nội và khó có thể từ bỏ ngay bây giờ.

Có nhiều ý kiến cho rằng, phát biểu của ông Bolton là "lời hồi đáp" cho hàng loạt những động thái thử nghiệm vật thể bay cũng như chuyến thăm đến Nga của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Đặc biệt, tuyên bố này cũng được đưa ra trước ngày kỷ niệm 1 năm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 1 diễn ra tại Singapore (12/6).

Có thể thấy, nhờ cách tiếp cận đặc biệt của Tổng thống Trump, các cuộc đàm phán với Triều Tiên đã đạt được nhiều tiến triển bất ngờ và nhanh chóng khi bắt đầu với các hội nghị thượng đỉnh thay vì các cuộc đàm phán theo từng cấp độ. 

Mặc dù không thể phủ nhận một điều. chính điều này cũng đã làm hai nhà lãnh đạo va chạm vào một bất đồng cứng rắn ở lần gặp thứ hai, tuy nhiên, đã đến lúc hai bên thu hẹp khoảng cách và chuẩn bị cho một cuộc gặp khác với sự hiểu biết rõ ràng hơn, thận trọng hơn, mang lại một kết quả tốt đẹp hơn.

Có rất nhiều lý do để trông đợi vào điều này. Nhiều chuyên gia cho rằng, các quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong các cuộc đàm phán với Mỹ. Sự thay đổi này cũng diễn ra khi một số quan chức hàng đầu luôn đi cùng ông Kim trong những chuyến công du ngoại giao đều hạn chế xuất hiện. 

"Rất có khả năng ông Kim đang mong chờ một cuộc đổi mới với những tư tưởng mới sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan hơn cho Triều Tiên. Một phái đoàn với những người am hiểu nghệ thuật đàm phán và nắm rõ phong cách đàm phán của Mỹ sẽ là một lợi thế", ông Ken Gause, chuyên gia về Triều Tiên nhận định.

Một lý do khác là hiện cả hai nhà lãnh đạo đang kiềm chế các hành động công kích đối phương. Có thể thấy, mặc dù Mỹ và Triều Tiên không ngừng công khai chỉ trích lẫn nhau trên các phương tiện truyền thông, nhưng cho đến nay, từ phía ông Kim Jong-un và Tổng thống Trump đã không có những phát biểu hay hành động đáng lo ngại, cũng như thúc giục đối phương ngồi vào bàn đàm phán.

Điều này hoàn toàn khác biệt với thái độ của ông Trump giành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong khi Tổng thống Mỹ liên tục đe dọa và mới đây nhất là lời cảnh báo áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nếu ông Tập không chịu gặp mặt tại Hội nghị Thượng đỉnh G20, thì ông Trump lại kiên nhẫn hơn với nhà lãnh đạo Kim jong-un.

Cụ thể, ông đã gạt đi những tuyên bố rằng Triều Tiên đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách thử tên lửa tầm ngắn vào tháng trước. Đồng thời, ông nói với các phóng viên Mỹ rằng, mặc dù các quan chức hàng đầu của Nhà Trắng đã xem những hành động của Triều Tiên là vi phạm, ông thấy mọi thứ đều khác biệt.

Mối quan hệ cá nhân tốt đẹp cũng chính là điều Tổng thống Trump giữ cho các hành động công kích của mình không đi quá xa. Có thể thấy điều này khi cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản không có quá nhiều căng thẳng khi giữa ông Trump và Thủ tướng Shinzo Abe duy trì một mối quan hệ cá nhân thân thiết. Và điều này cũng đang được duy trì với Triều Tiên.

Mặc dù có nhiều dấu hiệu thuận lợi, tuy nhiên, hai bên cần nắm chắc điều mình muốn trước khi đem ra đàm phán. Đặc biệt, với những phát ngồn cảnh báo các cuộc đàm phán hạt nhân sẽ “không bao giờ được nối lại” nếu Mỹ không chấm dứt “những hành động thù địch” và yêu sách, Triều Tiên cần thận trọng hơn trong cách  leo thang căng thẳng để đưa Mỹ trở lại bàn đàm phán.

Đồng thời, một số ý kiến cho rằng, Mỹ nên ngừng gia tăng các yêu sách bắt buộc Triều Tiên chấm dứt ngay các chương trình hạt nhân. Chuyên gia Ken Gause phân tích, "ông Trump nên "đi bộ" trong mọi chuyện, cung cấp một con đường cho Triều Tiên, và hướng dẫn họ đi để đạt được kết quả mong muốn, thay vì thúc ép họ phải chạy thật nhanh".

Cẩm Anh