G20 thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng sạch
Các Bộ trưởng năng lượng và môi trường của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã họp tại tỉnh Nagano, Nhật Bản để thúc đẩy sự đổi mới về công nghệ năng lượng sạch.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko nhấn mạnh: Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ các công nghệ chủ chốt như hydrogen, đặc biệt là công nghệ năng lượng tái tạo như “tái sử dụng carbon”, đồng thời bày tỏ hy vọng tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên G20 trong lĩnh vực này.
Hydrogen có khả năng giải quyết các thách thức năng lượng quan trọng, chẳng hạn như lưu trữ sản lượng từ gió và mặt trời; đồng thời cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khử cacbon như vận chuyển đường dài, hóa chất và thép, khi mà việc chứng minh khó khăn trong việc giảm phát thải.
Có thể bạn quan tâm
Mặt trái của chính sách phát triển năng lượng tái tạo
19:30, 05/05/2019
Ninh Thuận khánh thành Tổ hợp năng lượng tái tạo lớn nhất Việt Nam
14:24, 27/04/2019
Trung Nam khánh thành giai đoạn 1 Tổ hợp năng lượng tái tạo 10.000 tỷ đồng
11:00, 27/04/2019
"Hút" nhà máy điện năng lượng tái tạo tham gia thị trường buôn điện cạnh tranh
11:05, 09/04/2019
Đồng thời, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) dự kiến sẽ công bố lộ trình kỹ thuật nhằm thúc đẩy việc sử dụng CO2 để làm nhiên liệu và sản xuất vật liệu. Bằng việc thúc đẩy đổi mới công nghệ với sự hợp tác của các ngành và giới nghiên cứu, METI đặt mục tiêu thương mại hóa các loại nhiên liệu thay thế cho xăng và các loại vật liệu thay thế cho bêtông sản xuất từ CO2 vào năm 2030.
Trước đó, Cơ quan năng lượng quốc tế IEA đã kêu gọi các chính phủ xây dựng các chính sách phối hợp để biến các cảng công nghiệp thành trung tâm thần kinh để sử dụng hydro rộng rãi hơn, xây dựng trên cơ sở hạ tầng khí đốt hiện có và hỗ trợ sử dụng hydro để cung cấp năng lượng cho ô tô, xe tải và xe buýt.
Với tư cách nước chủ nhà, Nhật Bản cũng dự kiến sẽ đưa ra đề xuất thiết lập một khuôn khổ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các nỗ lực giảm rác thải nhựa ra đại dương. Các nước sẽ soạn thảo các kế hoạch hành động tương ứng để giảm thiểu rác thải nhựa ra đại dương và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch này.
Phát triển và đầu tư công nghệ vào năng lượng tái tạo hiện đang là mối quan tâm hàng đầu khi lượng khí nhà kính sẽ vượt xa các giới hạn do Thỏa thuận Paris quy định. Việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo bằng các công nghệ năng lượng mới được kỳ vọng cung cấp các sản phẩm thay thế hoàn toàn khả thi để giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch.
Hiện nay trên thế giới, đã có một số nước ứng dụng công nghệ hydrogen trong việc giảm thải khí carbon, hướng đến phát triển bền vững. Những nhà nghiên cứu về năng lượng tái tạo trên Quần đảo Orkney của Scotland đang hướng tới việc ra mắt những chuyến phà đi biển đầu tiên trên thế giới chạy bằng hydro.
Mặc dù dự án chỉ là một ứng dụng cho việc tìm nhiên liệu sạch cho ngành giao thông. Tuy nhiên, khi sử dụng năng lượng tái tạo, khí hydro làm giảm lượng khí thải carbon dioxide và cung cấp một giải pháp thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ hoặc khí tự nhiên.
Cụ thể, bằng cách truyền một dòng điện qua nước để tách hydro và oxy, để lại nước sạch là sản phẩm phụ duy nhất, một pin nhiên liệu cho phép quá trình được đảo ngược để hydro có thể tạo ra điện.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chuyên gia cho rằng hydro rất khó xử lý, tốn kém và liên quan đến quá nhiều năng lượng hoặc mất nhiệt. Elon Musk, người đứng đầu Tesla đã từng đánh giá công nghệ sản xuất pin nhiên liệu hydro đã được mô tả là không hiệu quả.
Sản xuất hydro từ năng lượng carbon thấp vẫn còn tốn kém và việc áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn bởi sự hạn chế của cơ sở hạ tầng và một số rào cản pháp lý. Đồng thời, nguồn nhân sự cho công nghệ tái tạo vẫn còn ở mức hạn chế do sự quan tâm của các nước trên thế giới còn khá hời hợt.
Bên cạnh đó, báo cáo “Renewable Power Generation Costs in 2018” (Chi phí sản xuất năng lượng tái tạo 2018) từ Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) cũng chỉ ra, chi phí cho các công nghệ năng lượng tái tạo đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm ngoái. Đặc biệt là cho các công nghệ năng lượng mặt trời và năng lượng gió, dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong thập kỷ tới.
Tiến sĩ Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA nhận định, khu vực tư nhân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi toàn cầu này. Sáng kiến Hydrogen sẽ tận dụng nguồn vốn từ khu vực tư nhân kết hợp với kiến thức, chuyên môn từ các nhà khoa học để phát triển và ứng dụng rộng rãi.
"Đã có nhiều doanh nghiệp và tập đoàn tư nhân sẵn sàng đầu tư vào công nghệ hydro và thiết lập các dự án quy mô lớn để triển khai. Do đó các chính phủ cần xây dựng các khung pháp lý phù hợp sẽ tạo ra một môi trường để khuyến khích điều này. Hợp tác đa phương là điều cần thiết để giải quyết thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu bằng cách tiến tới và chuyển đổi năng lượng", ông cho biết.