FED giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực chính trị

Cẩm Anh 20/06/2019 20:05

Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản.

FED vẫn giữ nguyên lãi suất bất chấp chỉ trích từ TT Trump

FED vẫn giữ nguyên lãi suất bất chấp chỉ trích từ Tổng thống Trump

Theo Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED, đã quyết định duy trì lãi suất cơ bản ở mức từ 2,25-2,5%. FOMC cũng sẽ giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình kinh tế và sẽ hành động một cách thích đáng để duy trì đà tăng trưởng cùng với thị trường lao động vững mạnh và lạm phát gần với mục tiêu cân đối ở mức 2%.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gia tăng áp lực chính trị và yêu cầu ngân hàng trung ương này cắt giảm lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế đi lên.

Có thể bạn quan tâm

  • FED cảnh báo giảm lãi suất, giá vàng sẽ tiếp tục bứt phá?

    06:04, 20/06/2019

  • Giá vàng tuần từ 17- 21/6: Cẩn trọng với cuộc họp của FED

    05:01, 16/06/2019

  • FED không tăng lãi suất, giá vàng sẽ ra sao?

    06:01, 02/05/2019

  • FED bi quan, giá vàng sẽ tăng mạnh trong dài hạn?

    05:01, 21/03/2019

Giới quan sát chỉ ra rằng, sự dịch chuyển lập trường của FED cho thấy quan điểm ngân hàng trung ương này đã trở nên gần gũi hơn với đánh giá của giới đầu tư rằng cuộc chiến thương mại của ông Trump đang khiến nền kinh tế Mỹ mất đà, và lãi suất hiện nay là không phù hợp với mức lạm phát thấp.

Trong bối cảnh đã xuất hiện những dấu hiệu nền kinh tế toàn cầu bắt đầu giảm tốc và các “mặt trận” thương mại của Tổng thống Trump đã kéo dài sang năm thứ hai, các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của FED đã ám chỉ trong những tuần gần đây rằng họ có thể nới lỏng chính sách tiền tệ hơn để đối phó với những rủi ro.

Mặc dù vậy, Giám đốc FED cũng cho biết, nếu xung đột thương mại tiếp tục ảnh hưởng mạnh và đe dọa nền kinh tế, FED sẽ cắt giảm lãi suất nếu cần. Nhiều người theo dõi FED cho biết, các nhà hoạch định chính sách muốn xem liệu cuộc họp giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình được dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần tới có tạo ra bất kỳ đột phá nào trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hay không.

Có một số ý kiến cho rằng, các nhà hoạch định chính sách sẽ đợi đến tháng 9 để thông báo đợt giảm lãi suất ngắn hạn đầu tiên kể từ năm 2008 và cũng có thể là đợt cắt giảm cuối cùng trong năm 2019 nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được một số giải pháp cho cuộc chiến thương mại.

Mặt khác, việc FED quyết định giữ nguyên lãi suất đã gây ra sự bất đồng quan điểm lần đầu tiên từ khi ông Powell trở thành chủ tịch vào tháng 2 năm ngoái khi ông James Bullard, Chủ tịch Fed St. Louis không đồng ý vì cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ nên bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay bây giờ.

Tuy nhiên, chuyên gia Kathy Bostjancic, kinh tế gia về tài chính Mỹ tại Oxford Economics, Bostjancic cho rằng, Fed không nên đưa ra những quyết định tăng hoặc giảm lãi suất một cách liều lĩnh trong thời điểm này. "Điều này đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho Tổng thống Trump gia tăng các cuộc tấn công vào FED khi ông đang tiến hành chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của mình", bà nhận định.

Sự chỉ trích công khai của Tổng thống Trump đã làm dấy lên mối lo ngại rằng ông đang phá hoại sự độc lập của FED và có thể khiến các quan chức Fed không muốn đi theo lộ trình Trump mong muốn để chứng minh họ không thể bị tác động, ngay cả khi việc giảm lãi suất là điều hợp lý.

Việc Fed nhóm họp vào thời điểm cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang trở nên căng thẳng cũng đã làm tăng sự lo lắng và không chắc chắn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Hiện nay, khu vực sản xuất của Mỹ đang trở nên suy yếu. Vừa qua, Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York đã báo cáo chỉ số tổng hợp sản xuất tại bang New York đã giảm đến mức thấp nhất kể từ năm 2016. 

Cẩm Anh