Thách thức hợp tác quốc tế tại G20
Các nhà lãnh đạo đang tụ họp tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản, thế giới đang đón chờ xem liệu họ sẽ giải quyết vấn đề hợp tác quốc tế như thế nào trong bối cảnh chia rẽ sâu sắc hiện nay.
Trong thời đại của chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy, vai trò của các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và NATO đã bị suy giảm nặng nề. Tuy nhiên, việc duy trì và tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh G20 cho thấy, hệ thống quốc tế vẫn còn cơ hội phục hồi và trở nên linh hoạt hơn nếu các nhà lãnh đạo tìm ra tiếng nói chung.
Theo đánh giá của các cựu Ngoại trưởng, G20 là một nền tảng quan trọng trong việc duy trì hợp tác quốc tế. Thông qua Diễn đàn Bộ trưởng Aspen, một mạng lưới dành cho các cựu bộ trưởng ngoại giao, nhiều sáng kiến cải cách hệ thống quốc tế để đáp ứng những thách thức mới đã được đưa ra. Trong đó, việc duy trì các Hội nghị đa phương như G20 là trung tâm của những nỗ lực này.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng lên đường tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20
10:49, 27/06/2019
Chờ đợi gì từ cuộc gặp Mỹ - Trung tại G20?
17:15, 26/06/2019
Khó hóa giải bất đồng tại G20
17:46, 23/06/2019
Trump -Tập hy vọng gì tại G20 Osaka?
07:15, 19/06/2019
Được thành lập vào năm 1999 và là một diễn đàn dành cho các bộ trưởng tài chính toàn cầu để xem xét cách phản ứng và ngăn chặn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, G20 đã tập hợp các cường quốc kinh tế lớn và một số nước đang phát triển. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, G20 đã mở rộng chương trình nghị sự của mình và phát triển thành hội nghị thượng đỉnh dành cho các nhà lãnh đạo.
Kể từ đó, Hội nghị thượng đỉnh G20 đã trở thành một diễn đàn lớn để các nguyên thủ quốc gia thảo luận về những thách thức toàn cầu cấp bách nhất, từ các cuộc tấn công khủng bố đến việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực đồng Euro.
Do đó, chuyên gia cho biết, việc các nhà lãnh đạo cùng nhau ứng phó với các vấn đề khủng hoảng kinh tế toàn cầu là cốt lõi của G20. Điều này đặc biệt đúng đối với ba vấn đề không thể giải quyết đơn phương bởi bất kỳ quốc gia nào: thương mại, biến đổi khí hậu và nền kinh tế kỹ thuật số.
Tại Osaka, sẽ có các cuộc thảo luận quan trọng về tác động toàn cầu của cuộc xung đột thương mại Mỹ-Trung, chương trình hạt nhân Triều Tiên và căng thẳng ở vùng Vịnh. Cùng với đó, việc cải cách của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng nằm trong chương trình nghị sự tại Osaka.
Hệ thống thương mại toàn cầu hiện nay đang bị suy yếu khi chủ nghĩa bảo hộ của nhiều quốc gia đang gây nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu và làm suy yếu khả năng của WTO trong việc thực thi một bộ quy tắc chung. Tuy nhiên, với những khác biệt trong quan điểm của các nhà lãnh đạo, G20 đang phải đối mặt với sự chia rẽ và bất đồng để hướng tới việc xây dựng sự đồng thuận tại Hội nghị thượng đỉnh Osaka.
Về cơ bản, với một số vấn đề chung, G20 vẫn là một cơ chế hữu ích để nâng cao nhận thức, xây dựng cam kết bền vững và chung tay hành động với việc biến đổi khí hậu. Nền kinh tế kỹ thuật số cũng là một lĩnh vực nơi hợp tác quốc tế có thể tìm được tiếng nói chung.
Những rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu do các cuộc tấn công và tấn công mạng tiếp tục gia tăng. Do đó, các nhà lãnh đạo đang nỗ lực thiết lập các chuẩn mực quốc tế cho không gian mạng để xây dựng lòng tin, tạo điều kiện cho luồng dữ liệu tự do và giảm nguy cơ xung đột an ninh mạng.
Nhật Bản, chủ nhà của hội nghị G20 năm nay, đã tìm cách giảm bớt chia rẽ đang tồn tại giữa các thành viên về nhiều chủ đề khác nhau, nổi bật là thương mại. Nhưng hiện tại những nỗ lực này được nhiều giới quan sát cho rằng không mấy thành công.
Theo truyền thông Nhật Bản, Tokyo hiện đang làm việc với các đại diện G20 về một thông cáo chung kêu gọi "thúc đẩy thương mại tự do" nhằm đạt được tăng trưởng toàn cầu vững mạnh. Tuy nhiên, sẽ cần rất nhiều nỗ lực để tìm ra tiếng nói chung, đặc biệt là về khả năng các nhà đàm phán đạt được thỏa thuận liên quan đến thương mại tự do và biến đổi khí hậu sẽ được chấp nhận bởi tất cả các nhà lãnh đạo.