Bức tranh kinh tế thế giới cuối 2019 (Kỳ II): Định hình lại thương mại và đầu tư

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 04/08/2019 11:01

Chiến tranh thương mại đang làm dịch chuyển hướng đi của dòng vốn đầu tư và thương mại toàn cầu, góp phần định hình lại nền kinh tế thế giới trong dài hạn.

Chiến thương mại Mỹ- Trung đã làm thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2019.

Vốn chảy vào các nền kinh tế đang phát triển

Theo báo cáo ngày 12/6/2019 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), chiến tranh thương mại khiến dòng vốn đầu tư quốc tế giảm 13% trong năm 2018, xuống mức 1,3 nghìn tỷ USD- mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007- 2008.

Trong khi theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), từ 16/10/2018 đến 15/5/2019, có 20 rào cản thương mại được dựng lên giữa các đối tác thương mại chủ chốt, bao trùm lượng trao đổi trị giá 335,9 tỷ USD. Kể từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ, tổng lượng thương mại bị ảnh hưởng lên tới 815,9 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm

  • Bức tranh kinh tế thế giới cuối 2019 (Kỳ I): Sáng dần trở lại

    Bức tranh kinh tế thế giới cuối 2019 (Kỳ I): Sáng dần trở lại

    11:00, 01/08/2019

  • Tiến trình Brexit (Kỳ II): Tác động đến kinh tế thế giới

    Tiến trình Brexit (Kỳ II): Tác động đến kinh tế thế giới

    08:30, 24/03/2019

  • Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ II): Các rủi ro bao trùm năm 2019

    Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ II): Các rủi ro bao trùm năm 2019

    11:01, 17/02/2019

  • Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ I): Các nền kinh tế lớn suy giảm tăng trưởng

    Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ I): Các nền kinh tế lớn suy giảm tăng trưởng

    15:10, 14/02/2019

  • "Kinh tế thế giới đang tiến triển chậm hơn so với dự kiến và những rủi ro cũng tăng lên"

    09:13, 23/01/2019

  • WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 giảm do

    WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 giảm do "triển vọng kinh tế thế giới tối dần"

    01:00, 10/01/2019

Dù phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ nhưng lòng tin của các nhà đầu tư vẫn tăng lên trong năm 2019. Theo một cuộc khảo sát về niềm tin của nhà đầu tư, có tới 79% nhà đầu tư cho biết sẽ tiếp tục tăng vốn đầu tư trong thời gian tới. Các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn nơi đảm bảo được các yêu cầu chất lượng tốt, có môi trường vĩ mô ổn định, cung cấp được nguồn vốn ổn định.

Đáng lưu ý, dòng vốn vào các nền kinh tế phát triển giảm tới 27%, thì dòng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á tăng 4% đạt 512 tỷ USD trong năm 2018, chiếm 39% tổng toàn cầu. Trong đó, ASEAN thu hút tới 149 tỷ USD.

Theo dự báo của OECD, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 sẽ ổn định trở lại nhưng vẫn yếu. Theo đó, mức tăng trưởng cả năm 2019 được dự báo ở mức khoảng 3,2% và năm 2020 là 3,4%.

Lòng tin nhà đầu tư là chỉ số vô cùng quan trọng trong bối cảnh có nhiều biến động trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Như vậy, với kết quả khảo sát như trên, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, kinh tế toàn cầu sẽ nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong thời gian tới, dù mức tăng trưởng vẫn sẽ chưa thực sự mạnh mẽ.

Kinh tế toàn cầu ổn định vào cuối 2019

Đối với thương mại toàn cầu, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang khiến các công ty rời khỏi Trung Quốc. Xu hướng này là tất yếu và sẽ định hình lại thương mại toàn cầu. Sự định hình lại này diễn ra chưa ồ ạt, nhưng về lâu dài là khuynh hướng khó đảo ngược.

Trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ giảm khoảng 17% năm 2019, thì nhập khẩu từ nhiều nước khác vào Mỹ lại tăng lên. Trong đó, nhập khẩu của Mỹ từ Mexico tăng 0,75%; Việt Nam 0,7%; Hàn Quốc tăng 0,48%; Đài Loan tăng 0,37%; Pháp tăng 0,33%; Nhật Bản tăng 0,21%... Như vậy, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, được kỳ vọng sẽ ổn định tăng trưởng trong tương lai nhờ hiệu ứng này, bù lại những giảm sút trong xuất khẩu và tăng trưởng từ thị trường Trung Quốc.

Đặc biệt, các nền kinh tế phát triển như EU và Nhật Bản trong nửa đầu năm 2019 có dấu hiệu tăng trưởng dựa vào các yếu tố bên trong, thay vì phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Đây là một chỉ báo đáng lưu ý của sự định hình lại nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Sự định hình lại này không mang tính hủy hoại nên tăng trưởng sẽ sớm được phục hồi với những thay đổi trong nền kinh tế thế giới.

Như vậy, tác động của chiến tranh thương mại đối với kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2019 là rất rõ ràng. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu sẽ ổn định vào những tháng cuối năm và tăng trưởng nhẹ vào năm 2020.
Theo dự báo của OECD, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 sẽ ổn định trở lại nhưng vẫn yếu. Theo đó, mức tăng trưởng cả năm 2019 được dự báo ở mức khoảng 3,2% và năm 2020 là 3,4%.

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới