Trung Quốc còn gì để đấu Mỹ?

Trương Khắc Trà 17/08/2019 05:43

Chiến lược dài hạn của Bắc Kinh đang ngấm ngầm thách thức sự bốc đồng đầy kỹ trị từ phía Mỹ...

Vài tháng trước, trong lúc nước sôi lửa bỏng, ông Tập Cận Bình đến thăm tỉnh Giang Tây (phía Đông Bắc Trung Quốc). Tại đây ông phát biểu: “Bây giờ lại có một cuộc trường chinh mới, và chúng ta nên bắt đầu một khởi đầu mới”.

Cuộc vạn lý trường chinh cũ diễn ra vào tháng 10/1934 do Mao Trạch Đông lãnh đạo tiến hành cuộc hành quân phá vây tiến lên khu căn cứ Tây Tạng. Cuộc hành quân này kéo dài hơn một năm ròng, vô cùng khó khăn gian khổ, tổn thất nặng nề. Vượt qua chặng đường dài hơn 12.000 km, xuất phát từ Giang Tây qua 11 tỉnh, với những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, những cuộc chiến đấu sinh tử với đối phương…

Hồng quân với tổng số 300.000 người lúc xuất phát, chỉ còn lại gần 30.000 người khi đến nơi. Trên đường hành quân, tại Hội nghị Tuân Nghĩa (tỉnh Quý Châu) họp tháng 1/1935, Mao Trạch Đông đã lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh dấu một thời đại mới.

Ông Tập đã nhắc đến cuộc Vạn lý trường chinh trong lịch sử để khích lệ tinh thần chống Mỹ (Ảnh

Ông Tập đã nhắc đến cuộc Vạn lý trường chinh trong lịch sử để khích lệ tinh thần chống Mỹ (Ảnh tư liệu)

Cuộc vạn lý trường chinh mới mà ông Tập nhắc tới ở nơi xuất phát cuộc vạn lý trường chinh năm 1934 dẫn đến sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản chính là lời nhắc nhở về sức mạnh nội tại trong cuộc đấu thương mại với Hoa Kỳ hiện nay.

Nhiều tờ báo lớn ở Trung Hoa đại lục liên tiếp đăng các bài viết mang khẩu khí hùng hồn, phát động một cuộc “chiến tranh nhân dân” chống Mỹ. Nó hoàn toàn khác với tư duy tây Phương - dùng kỹ trị để đấu lại kỹ trị.

Có thể bạn quan tâm

  • Thấy gì khi Trung Quốc phá giá tiền tệ? (Bài 2)

    Thấy gì khi Trung Quốc phá giá tiền tệ? (Bài 2)

    06:00, 08/08/2019

  • Thấy gì khi Trung Quốc phá giá tiền tệ? (Bài 1)

    Thấy gì khi Trung Quốc phá giá tiền tệ? (Bài 1)

    06:00, 07/08/2019

Điều đó cho thấy gì? Nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung không đơn giản chỉ là vấn đề thâm hụt thương mại hay sở hữu trí tuệ, mà trong đó có rất nhiều lát cắt, điển hình là tư duy chiến lược Đông - Tây.

Hai năm qua, Tổng thống Trump dùng tweet với tần suất dày đặc, đó là các dòng trạng thái có sức mạnh tương đương như sắc lệnh được ký trên chiêc bàn cũ kỹ trong phòng bầu dục, và không hiếm những “quyết sách online” kia không thành hiện thực.

Ví dụ, ngày 1/8 Trump đăng tweet thông báo gói thuế trị giá 300 tỷ USD nhằm vào Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ 1/9, vài dòng ngắn ngủi khiến thế giới rối beng, nhưng sau đó mấy ngày, cũng chính Nhà trắng đưa ra lệnh hoãn đến tháng 12 năm nay.

Đó là cách tiếp cận vấn đề mang tính ngắn hạn của người Mỹ, hoàn toàn khác với tầm nhìn dài hạn của Bắc Kinh. Một nhà hoạch định chính sách cấp cao của Trung Quốc thừa nhận ông kiểm tra các dòng tweet của Trump mỗi buổi sáng. Điều đó không có gì bất ngờ!

Nhưng, vấn đề ở chổ, tầm nhìn dài hạn như một đặc sắc phương Đông liệu có thắng nổi những cú đánh bất thình lình đầy ngẫu hứng phương Tây? Hãy xem vài dữ kiện sau đây:

Lệnh cấm Huawei được ban bố, phía Trung Quốc không đủ sức chống đỡ; Mỹ lần lượt 4 vòng đánh thuế Trung Quốc vất vả đáp trả; hệ thống chứng khoán rung lắc mạnh; hàng loạt doanh nghiệp bỏ đi bên cạnh sự giảm tốc đáng ngại của nền kinh tế…

Xét hiện tượng, dường như Trung Quốc nắm nhiều phần bại hơn Mỹ trong chiến tranh thương mại. Nhưng có điều, đã 12 lần đàm phán trôi qua Trung Quốc vẫn chưa chịu “hạ mình”. Thật sự điều gì còn ẩn chứa đằng sau?

Lùi một bước để chuyển cuộc chiến sang trạng thái

Lùi một bước để chuyển cuộc chiến sang trạng thái "mưa dầm thấm lâu" (Ảnh: Cafef)

Mà hình như, ở Trung Quốc, việc kinh tế giảm tốc không phải là mối lo lớn nhất, giới chức Bắc Kinh luôn có lòng tin mạnh mẽ vào cấu trúc thể chế, khung chính sách được truyền bá bài bản từ Trung ương xuống cơ sở.

Thật ra, Trung Quốc có nhiều đòn bẩy chính sách hơn so với các thách thức tăng trưởng. Vẫn còn dư địa để nới lỏng tiền tệ hơn nữa, cũng như chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và các hình thức kích thích tài khóa khác, do đó chính quyền Trung Quốc ít quan tâm đến một “tai nạn” tăng trưởng bất ngờ như quan điểm của Mỹ vẫn thường nói.

Trong khi đó, ở Mỹ luôn có những đổi thay bất ngờ, họ chọn cách ứng xử với cuộc chiến thương mại lần này như chơi ván bài lật ngửa. Đó là điểm yếu của nội các ông Trump với một Trung Quốc khôn khéo, bản lĩnh chăng?

Với cấu trúc ổn định của chính thể Trung Quốc, ông Tập có rất nhiều thời gian để lựa chọn “trường chinh” đối đầu Mỹ.  Ngược lại sự biến động thường xuyên trong nền chính trị Hoa Kỳ không cho phép Tổng thống trì hoãn bất cứ mục tiêu nào nếu muốn ngồi lâu hơn trong phòng bầu dục.

Vì như vậy, dù có thêm một nhiệm kỳ nữa, ông Trump vẫn rất khó hạ gục Trung Quốc như cách họ hành xử gọn gàng ở Tây Á, Trung Đông.

Vậy kịch bản là gì? Trung Quốc sẽ không thua như môt cuộc chiến tranh quy ước, song nếu cứ liên tiếp nhận đòn tấn công từ Mỹ thì sẽ làm biến dạng cấu trúc thể chế.

Bắc Kinh sẽ phải tìm địa bàn mới để giảm bớt căng thẳng trong nước, rất có thể đó là Biển Đông.

Trương Khắc Trà