Khủng hoảng kinh tế thế giới mang “màu sắc Trung Quốc” (Bài 1)
Người Mỹ “mượn” tài nguyên Trung Quốc để sản xuất cho thế giới, còn Trung Quốc chỉ biết “móc ruột” mình ra cạnh tranh với Mỹ...
Khủng hoảng kinh tế có tính chất chu kỳ là một phát hiện của K. Marx khi ông nghiên cứu về kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, Marx chưa đủ thời gian để chỉ ra cụ thể chu kỳ đó ngắn dài bao nhiêu.
Sau này người ta phát hiện ra rằng, chu kỳ khủng hoảng mỗi lúc một ngắn lại, nếu những năm đầu thế kỷ 20, biên độ khủng hoảng là từ 2 đến 3 thập kỷ, thì nửa sau thế kỷ này rút lại còn đúng 10 năm (1988, 1998, 2008…).
Khoảng thời gian cuối 2019 và toàn bộ năm 2020 - nếu đúng như dư báo thì sẽ có một cuộc khủng hoảng. Nhưng lần này tính chất hoàn toàn khác, trung tâm xuất phát cũng khác, hậu quả sẽ khác - theo hướng dai dẳng, nặng nề hơn. Đó là cuộc khủng hoảng mang “đặc sắc Trung Quốc”.
Vì sao nói vậy? Cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 được xem là bước thụt lùi của chủ nghĩa tư bản vì lúc này tâm địa chấn bắt đầu từ phố Wall; khủng hoảng năng lượng 1973 xuất phát ở thế giới Ả rập; khủng hoảng 1997 do “rác tài chính” ở mấy “con rồng châu Á” mới nổi…
Lần này, nhiều dấu hiệu cho thấy - nếu khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra nó sẽ bắt đầu từ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
Thấy gì khi Trung Quốc phá giá tiền tệ? (Bài 2)
06:00, 08/08/2019
Thấy gì khi Trung Quốc phá giá tiền tệ? (Bài 1)
06:00, 07/08/2019
Kể từ sau khu Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc với tư cách là thành trì xã hội chủ nghĩa tiếp theo công khai “thọ địch” Mỹ, cũng đồng nghĩa là mâu thuẫn với hệ thống tư bản. Điều đó được thể hiện trong quan điểm chiến tranh thương mại (…)
Rất lâu rồi, Trung Quốc tự gọi mình là “Mô hình xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc”. Vậy, Trung Quốc có gì để tạo ra “đặc sắc” hơn những gì các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã lý luận về chủ nghĩa xã hội? Đó là câu hỏi thú vị, đáp án của nó cũng là câu trả lời vì sao “đặc sắc” Trung Quốc sẽ khủng hoảng.
Đầu tiên, sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc tử 14,2% năm 2007 xuống còn 6,5% năm 2018 chưa phải là dấu hiệu lớn nhất của khủng hoảng lần này. Ngược lại, kinh tế giảm tốc là “khoảng lặng” cần thiết để giới chức nước này khắc phụ hậu quả môi trưởng, nhân sinh, sửa lỗi cấu trúc hệ thống.
Có thể rất khó tin, nhưng mầm mống khủng hoảng đã manh nha khi Trung Quốc trở thành “công xưởng thế giới” và sản xuất quá nhiều dẫn đến dư thừa công suất ở các ngành thép, xi măng, tấm pin năng lượng mặt trời, “bong bóng” nhà đất, linh kiện điện tử, đồ gia dụng.
Việc bùng nổ năng suất chỉ có tác dụng khi nền kinh tế mới thoát ra khỏi bao cấp, còn về lâu dài - do tác động của quy luật dân số, hữu hạn của tài nguyên không thể cạnh tranh lâu dài với việc tăng năng suất theo cách đầu tư makerting cho thương hiệu.
Ví dụ, Huawei có thể làm mưa làm gió khắp nơi, nhưng giá trị của nó được mang lại hầu hết bằng tài nguyên, sức lao động trẻ, chi phí thấp sát đáy (còn có thể do ăn cắp công nghệ, trợ cấp từ chính phủ?)
Ngược lại, Apple tạo ra giá trị của nó bằng thương hiệu (hình ảnh trái táo khuyết), sự hào nhoáng của thu nhập cho người lao động và đẳng cấp khi có một chân trong đội ngũ sản xuất. Dĩ nhiên là có mặt trái nhưng điều quan trọng là nước Mỹ không lãnh hậu quả!
Nhưng, điểm cốt lõi hơn ở chổ, người Mỹ “mượn” tài nguyên Trung Quốc để sản xuất cho thế giới, còn Trung Quốc chỉ biết “móc ruột” mình ra cạnh tranh với Mỹ. Dù đạt được nhiều thành tựu trong vài thập kỷ qua nhưng xét về tổng quan nền kinh tế Trung Quốc vẫn sử dụng mô hình tăng trưởng kiểu cũ - dựa chủ yếu vào tài nguyên, nhân công và vốn, tình trạng này Mỹ và nhiều nước tư bản già khác đã trải qua và rất nhiều kinh nghiệm đối phó.
Thực ra Trung Quốc đã nhận thấy hạn chế này và bắt đầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bằng kế hoạch “Made in China 2025”, không may - kế hoạch đã bị Mỹ “phát hiện” và ngăn chặn bằng cuộc chiến thương mại.
Mầm mống khủng hoảng còn ẩn trong quá trình “Trung Quốc trỗi dậy” theo phương pháp “quảng canh”, một lượng vốn khổng lồ cùng tài nguyên thiên nhiên, con người được huy động và bơm vào nền kinh tế.
Nếu mô hình tăng trưởng bền vững (EGS) bắt đầu lan ra ở Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, trong đó ngoài yếu tố hài hòa với thiên nhiên thì giá trị thặng dư được tạo ra theo cách mỗi sản phẩm còn phục vụ tâm lý con người, thì Trung Quốc như một “con nghiện” tín dụng - không thể tăng trưởng nếu thiếu nó!
Ví dụ, các nhà nhập khẩu ở phương Tây từ lâu đã quy định nguồn gốc xuất xứ thủy sản Việt Nam, tính tới yếu tố “nhân đạo trong sản phẩm”, thì quan điểm này khá xa lạ ở Trung Quốc.
Hồi đầu năm nay, có một diễn biến ở Trung Quốc ít ai chú ý, đó là PBoC bơm số tiền kỷ lục 1 ngày 85 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng (ngày 16/1) để vực dậy nền kinh tế. Đây là tiền lệ chưa từng được ghi nhận!
Theo nhận định của Bloomberg, khủng hoảng kinh tế “đặc sắc” Trung Quốc” sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực: Ngân hàng đầm đìa nợ xấu, các công ty phá sản, và nhà nước phải ra tay giải cứu.
Nguồn cơn có vẻ phức tạp hơn nhiều so với “bong bóng nhà đất” năm 2008 ở Mỹ hay “rác tài chính” ở những nền kinh tế mới nổi ở châu Á năm 1997.
Mặc dù các dấu hiệu khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc đôi lúc bị che đậy bởi con số thống kê “mượt mà” từ chính phủ. Dù vậy, không thể che dấu sự rò rỉ của nó trong xã hội Trung Quốc.
Thu nhập tại Trung Quốc đang ngày một trở nên bất bình đẳng hơn khi mà giá tài sản tăng cao chỉ khiến cho một nhóm nhỏ hưởng lợi, gây ra bất ổn xã hội và đe dọa những nỗ lực của chính phủ trong việc đưa tiêu dùng trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế.
Từ thập niên 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, trong thể chế bắt đầu xuất hiện tình trạng phân quyền giữa trung ương và địa phương, dẫn tới tình trạng rời rạc, không thống nhất với nhau về mặt chính sách, hành động của chính phủ bị phân tán hiệu quả, dẫn tới sự lạc điệu trong chính sách ổn định xã hội, chính quyền lại sa vào việc “chữa bệnh” cục bộ mà bỏ quên việc chữa trị tận gốc.
Còn tiếp…