Hai vũ khí thương chiến Mỹ - Trung: "Thời gian và thuế quan"
Mỹ và Trung Quốc đều đang tận dụng tối đa quân bài của mình. Với Tổng thống Trump, đó là thuế quan. Với Trung Quốc, đó là thời gian.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại Pháp, Tổng thống Mỹ đã lần đầu tiên thừa nhận sự hối tiếc về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khi trả lời phỏng vấn với Washington Post. Theo đó, khi được hỏi liệu ông có suy nghĩ lại về cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa hai nước hay không, Tổng thống Trump liền trả lời: "Chắc chắn rồi, tại sao không? Rất có thể tôi sẽ suy nghĩ lại. Tôi luôn cân nhắc về mọi thứ".
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng cũng chỉ trích Bắc Kinh và khẳng định sẽ không nhượng bộ trước Trung Quốc. Giờ đây, giới chuyên gia và các nhà đầu tư có thể khẳng định, hiện tại sẽ không có thuốc giải nào có thể làm dịu đi sự thù địch giữa hai nước.
Có thể bạn quan tâm
Giá vàng tuần từ 26- 30/8: “Dậy sóng” theo chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
06:01, 25/08/2019
Trung Quốc bất ngờ tung đòn thuế mới nhằm vào Mỹ
01:04, 24/08/2019
Trump phản đòn, áp thuế bổ sung với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
11:01, 24/08/2019
Trump không muốn hợp tác với Huawei
02:25, 19/08/2019
Trước diễn biến căng thẳng giữa hai quốc gia, có thể thấy, điểm bước ngoặt đối với trật tự thế giới vốn đang đầy rẫy biến động và được định hình lại bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tình hình bất ổn sẽ ngày càng gia tăng và các biện pháp trả đũa lẫn nhau sẽ không thể đảo ngược tâm lý bi quan của nhà đầu tư.
Đặc biệt, trên thực thế, cuộc chiến thương mại sẽ làm trầm trọng thêm những cơn gió ngược về kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang triển khai chiến dịch tái tranh cử. Mặt khác, Bắc Kinh có thể vượt qua những cú sốc dồn dập này, chủ yếu là vì Mỹ cần Trung Quốc nhiều hơn là theo chiều ngược lại.
Nếu cuộc chiến thương mại diễn ra vào hai mươi năm trở về trước, tình hình có thể đã khác. Trung Quốc kém phát triển và họ muốn tiếp cận với công nghệ cũng như kỹ thuật sản xuất của phương Tây. Nhưng hiện nay, Trung Quốc có hầu hết những gì họ cần, và những gì họ không có đều có thể dễ dàng được cung cấp từ nhiều quốc gia khác.
Những thị trường mới nổi đã trở nên thú vị hơn đối với Bắc Kinh. Các thị trường cung cấp nguyên liệu tốt nhất cho Trung Quốc sản xuất là ở các khu vực đang phát triển như Đông Nam Á, Mỹ Latinh và Châu Phi. Ngược lại, chính Trung Quốc là một thị trường mà Mỹ khó có thể bỏ qua.
Vào cuối năm 2015, người tiêu dùng Trung Quốc đã mua 131 triệu chiếc iPhone. Trong khi đó, tổng doanh số tại Mỹ chỉ ở mức 110 triệu trong cùng kỳ. Và iPhone chỉ chiếm một phần nhỏ trong xuất khẩu của Mỹ. Boeing ước tính rằng Trung Quốc sẽ mua khoảng 6.810 máy bay trong 20 năm tới, và riêng thị trường đó sẽ trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD.
Do đó, mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung sẽ càng chia tách hơn bao giờ hết vì thuế quan mới và tạo cơ hội cho những người chơi khác. Doanh số bán iPhone của Apple tại Trung Quốc đang bị cạnh tranh từ các nhà sản xuất Trung Quốc và Samsung. Tương tự, Trung Quốc sẽ vui vẻ chuyển số tiền hàng nghìn tỷ USD của họ khi mua máy bay trong tương lai sang Airbus. Đối với ô tô, hầu hết người Trung Quốc sẽ sớm lái một chiếc Mercedes, BMW hoặc Lexus.
Tổng thống Trump đã bắt đầu cuộc chiến thương mại, nhưng tác động tiêu cực có lẽ sẽ được cảm nhận bởi các công ty như Walmart, nơi nhập khẩu hàng tỷ đô la hàng hóa giá rẻ được sản xuất từ Trung Quốc. Giá của hầu hết tất cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ nhanh chóng tăng vọt vượt quá tầm với người dân vì thuế quan. Kết quả sẽ là một cuộc chiến kinh tế mà Trung Quốc có thể giành chiến thắng.
Thuế quan mới từ Mỹ sẽ tự động kích hoạt các hình phạt đối với Mỹ từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), dẫn đến hàng xuất khẩu của quốc gia này có thể chịu mức thuế cao hơn. Mặc dù có thể mất một thời gian dài để điều này có thể xảy ra, tình trạng hỗn loạn sẽ là thảm họa đối với doanh nghiệp Mỹ.
Cuộc thách đấu giữa 2 nền kinh tế trở thành câu hỏi ai có thể chịu được áp lực hơn. Chỉ có một điều chắc chắn đối với cả Mỹ và Trung Quốc, cả hai nước đều đang tốn kém rất nhiều cho "ván cờ" này.