ASEAN giữa "tâm bão" chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Cẩm Anh 29/08/2019 06:55

Có thể thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang gây ra những tác động tiêu cực đến toàn thế giới, trong đó có các nước ASEAN.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã làm ASEAN rơi vào thế kẹt

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã làm ASEAN rơi vào thế kẹt

Về mặt kinh tế, Đông Nam Á là một phần không thể thiếu trong chuỗi sản xuất toàn cầu, trong đó các siêu cường kinh tế - Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu EU, Nhật Bản và Ấn Độ đều chiếm vị trí quan trọng.

Nếu không có những chuỗi giá trị đó, ASEAN sẽ mất vai trò xúc tác trong nền kinh tế toàn cầu. Và sự mất cân bằng do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mang lại sẽ làm tổn thương các khu vực này nhiều hơn là mang lại lợi ích. 

Có thể bạn quan tâm

  • Cuộc đua hút dòng vốn FDI từ các nước trong khu vực ASEAN

    11:00, 27/08/2019

  • Vì sao kinh tế Việt Nam được dự báo “tăng trưởng nhanh nhất ASEAN”?

    14:05, 12/08/2019

  • EVFTA - mở đường cho các nước EU vào ASEAN

    00:00, 28/06/2019

  • FTA ASEAN-Hong Kong: Doanh nghiệp sẽ nắm bắt cơ hội như thế nào?

    01:41, 25/06/2019

Có một chút khác biệt giữa EU và ASEAN. Nếu như Liên minh châu Âu đã được hưởng lợi từ sự liên kết về mặt kinh tế và chính trị trong một khu vực đồng nhất về văn hóa, cùng với các nguồn lực nội tại để chống lại sự thống trị của Mỹ đối với nền kinh tế toàn cầu. Ngược lại, các quốc gia trong khối ASEAN đến với nhau vì phần còn lại của thế giới.

Do đó, sự gắn kết của khối sẽ bị đe dọa bởi việc hai cường quốc kinh tế chia rẽ và xảy ra việc chọn "phe". ASEAN cũng vậy, các quốc gia sẽ phải đối mặt với việc phải chọn bên. Tuy nhiên, họ sẽ không hoàn toàn đi về một phía nhất định. Vì khu vực này không phải là một thực thể siêu quốc gia như EU, nên sự liên kết trong khu vực có thể bị phá vỡ dọc theo các đường đứt gãy do các quốc gia thành viên của nước này tạo ra.

Mặt khác, xu hướng dòng vốn được kỳ vọng sẽ dịch chuyển sang các nước ASEAN nhờ thương chiến sẽ bị hạn chế bởi điều kiện ở bản thân mỗi nước. Ví dụ, cuộc bầu cử Tổng thống tại Indonesia là một lý do khiến các nhà đầu tư tiềm năng vẫn đứng ở bên ngoài và chờ xem liệu chính quyền của ông có thúc đẩy cải cách và mở cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế hay không. 

Hay trong trường hợp của Singapore, quốc gia này cũng phải đối mặt với những hạn chế trong việc đối phó với tình hình mới của tranh chấp Mỹ-Trung. Là một nền kinh tế mở cửa phát triển thịnh vượng về thương mại tự do, Singapore chịu tác động sớm và mạnh mẽ hơn các nước khác. 

Mặc dù vậy, về cơ bản, các nước ASEAN có thể có những thuận lợi trong cuộc chiến này. Một số nước vẫn được hưởng lợi như Việt Nam, Thái Lan hay Malaysia khi các dòng thương mại và đầu tư đang chảy nhiều vào các quốc gia này.

Theo ông Suan Teck Kin, Chuyên gia phân tích tài chính (CFA), Giám đốc điều hành Bộ phận Kinh tế toàn cầu và nghiên cứu thị trường của UOB cho biết, dựa trên nguồn vốn FDI trung bình rót vào từng quốc gia ASEAN, có thể thấy rằng Việt Nam và Malaysia là các quốc gia được hưởng lợi chính từ dòng vốn này.

Trong mỗi quý kể từ quý III/2018, Việt Nam nhận được trung bình 4 tỷ USD, tăng lên 18% so với mức trung bình vào nửa đầu năm 2018, khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung  vừa nổi lên. Malaysia cũng từng chứng kiến sự tăng trưởng tương tự, với bước nhảy vọt lên đến 60% trong nguồn vốn FDI được rót vào hàng quý trong giai đoạn từ quý III/2018 đến quý I/2019. Sự gia tăng này ít thấy hơn ở các nước ASEAN lớn khác như Thái Lan và Indonesia.

Mặc dù vậy, nếu căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục kéo dài, các nước ASEAN sẽ cần phải tăng cường biến đổi chính sách hơn nữa. Trong bức tranh lớn, không ai chiến thắng từ các cuộc chiến thương mại.

Nhưng về mặt tích cực, ASEAN cần một bài kiểm tra như vậy để chứng minh khả năng phục hồi của mình. Ngoại trừ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, khu vực này chưa được thử nghiệm về khả năng chống sốc. 

Cẩm Anh