Kịch bản ứng phó chiến tranh tiền tệ
Không chỉ Trung Quốc hạ giá CNY, mà ngay cả Mỹ cũng đang xem xét làm yếu USD. Điều này có nguy cơ dẫn đến chiến tranh tiền tệ.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu cắt giảm lãi suất cơ bản tại cuộc họp ngày 31/7 vừa qua, nhưng động thái này khó làm suy yếu USD về mức mà Tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn.
Các biện pháp can thiệp của Mỹ
Vừa qua, ông Trump đưa ra chỉ trích trên Twitter rằng, Trung Quốc và Châu Âu đang thực hiện một “cuộc chơi thao túng tiền tệ lớn”, nên Mỹ cần phải hành động tương ứng.
Để hạ giá USD, ngoài việc phá giá USD, Bộ Tài chính Mỹ có thể bán USD để mua ngoại tệ, sử dụng USD để tăng dự trữ quốc gia. Hiện, Bộ Tài chính Mỹ sở hữu 126 tỷ USD trong Quỹ Bình ổn hối đoái (ESF). Tuy nhiên, nếu Mỹ bán USD, sẽ “châm ngòi” cho một cuộc chiến tranh tiền tệ khi các nước khác cũng tìm cách hạ giá đồng bản tệ. Hơn nữa, khoản dự trữ 126 tỷ USD của Mỹ không thấm vào đâu so với nhiều quốc gia khác cộng lại, thậm chí ít hơn nhiều so với mức dự trữ ngoại hối hiện nay của Trung Quốc là 3,1 nghìn tỷ USD.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Mỹ có thể yêu cầu hỗ trợ từ FED đang nắm giữ các tài sản trị giá hàng ngàn tỷ USD. Ngoài ra, chính quyền Trump có thể thuyết phục Quốc hội nới giới hạn trần nợ liên bang, cho phép Bộ Tài chính huy động thêm tiền để mua các ngoại tệ khác…
Có thể bạn quan tâm
Thương chiến tiền tệ Mỹ - Trung: "Sức ép" đè nặng lên doanh nghiệp xuất khẩu Việt
05:35, 15/08/2019
Tránh bị “gắn mác” thao túng tiền tệ
11:00, 13/08/2019
Thế khó của doanh nghiệp dệt may, xơ sợi Việt Nam trong căng thẳng tiền tệ
15:00, 12/08/2019
Thấy gì khi Trung Quốc phá giá tiền tệ? (Bài 2)
06:00, 08/08/2019
Thấy gì khi Trung Quốc phá giá tiền tệ? (Bài 1)
06:00, 07/08/2019
Trung Quốc bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ, Việt Nam nên làm gì?
15:44, 06/08/2019
Nóng! Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách thao túng tiền tệ
14:15, 06/08/2019
Đối sách của Việt Nam
Nhiều chuyên gia cho rằng, chiến tranh tiền tệ sẽ khó xảy ra, bởi với cuộc chiến này, chẳng có quốc gia nào có lợi. Do đó, Mỹ và Trung Quốc sẽ kìm chế động thái phá giá đồng tiền của mình.
Tuy nhiên, nếu xảy ra chiến tranh tiền tệ, thì tất cả các quốc gia sẽ phải phá giá đồng nội tệ của mình. Theo đó, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, nhưng mức độ phá giá VND phải rất thận trọng, trong giới hạn nhất định. Bởi điều này sẽ làm tăng nợ nước ngoài và khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài, cả FDI và FII, chảy khỏi Việt Nam, càng làm cho VND mất giá mạnh hơn.
Ngoài ra, Việt Nam có thể sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp tỷ giá. Tuy nhiên, với dự trữ ngoại hối mỏng, thì việc can thiệp bằng công cụ này cũng không có nhiều hiệu quả. Do đó, việc tăng cường dự trữ ngoại hối là vô cùng quan trọng với Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Khi xảy ra chiến tranh tiền tệ toàn cầu, thì tất cả các đồng tiền trên thế giới đều giảm giá. Do đó, việc sử dụng các công cụ phái sinh, như kỳ hạn, giao dịch hoán đổi… sẽ gần như không có tác dụng. Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.