Cục diện thế giới (Kỳ II): Các nước nhỏ cần làm gì?
Trong bối cục diện thế giới bị chi phối bởi các nước lớn, các quốc gia nhỏ cần có đối sách phù hợp, đặc biệt dựa vào các tổ chức đa phương để nâng cao vị thế của mình.
Năm 2006, nhà báo, nhà kinh tế học người Mỹ, Thomas Friedmand ra mắt cuốn sách “Thế giới phẳng”, nhanh chóng được bán chạy trên toàn thế giới, không chỉ vì những phát hiện chấn động, mà còn là “cẩm nang” cho những quốc gia đang loay hoay giải quyết bài toán hội nhập.
Nắm vững xu hướng
Từ năm 2000, thế giới đã bắt đầu bước vào một kỷ nguyên sáng tạo mới, với sự sụp đổ các bức tường chính trị của thời kỳ Chiến tranh lạnh và sự xuất hiện mang tính chất toàn cầu của phần mềm Windows của Microsoft, thời đại công nghệ thông tin và hiện nay là trí tuệ nhân tạo (AI). Những nhân tố này đã làm cho thế giới trở nên “phẳng” hơn.
Tuy nhiên, ở một phương diện khác, thế giới bắt đầu xuất hiện nhiều hơn những vấn đề mà các quốc gia riêng lẻ không thể giải quyết, đó là chiến tranh, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, thiên tai và cả các vấn đề liên quan đến thương mại, ngoại giao, nhân đạo, chính trị...
Liệu rằng nước Mỹ có thể đứng độc lập tuyệt đối? Không bao giờ, bản thân tên gọi đầy đủ của nước Mỹ “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” đã nói lên điều đó. Và, nó cũng giải thích vì sao, một mặt gây chiến với Trung Quốc, nhưng mặt khác Mỹ gấp rút hâm nóng quan hệ với khối Bắc Mỹ.
EU, WTO, OPEC tan rã chăng? Cũng không bao giờ, bản thân Brexit hay WTO bị mất chức năng tài phán hoặc OPEC bị khủng hoảng nội bộ… chỉ là biểu hiện của quá trình những tổ chức này “vá” lỗ hổng do quá già cỗi.
Mỹ đã áp thuế lên tới 456,23% với các sản phẩm thép chống gỉ và thép cán nguội được nhập khẩu từ Việt Nam, với nguồn nguyên liệu sử dụng được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan.
Bên cạnh tiếng nói đơn phương của các cường quốc, các nước nhỏ, các khu vực khác đã và đang hình thành những tổ chức đa phương mới, như 10 quốc gia hai bên bờ Thái Bình Dương thống nhất đặt bút ký vào CPTPP, Liên minh châu Phi sắp thành hình, Bắc Kinh kêu gọi một Liên minh châu Á…
Có thể bạn quan tâm
Cục diện thế giới (Kỳ I): Bùng nổ xung đột thương mại
13:00, 12/09/2019
Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung: Cục diện có thay đổi?
07:25, 10/07/2019
Cục diện mới trên thị trường dầu mỏ
05:00, 16/03/2019
Cục diện Syria và bài “ném đá dấu tay” của Mỹ?
10:30, 13/04/2018
Mỹ sử dụng “Con bài vũ khí hóa học” nhằm thay đổi cục diện Syria?
13:05, 09/04/2018
Củng cố hợp tác đa phương
Việt Nam là một trong những quốc gia nhỏ, mới nổi nhưng tạo thành điểm sáng trong xu thế toàn cầu hóa. Nhờ đẩy mạnh hội nhập, nước ta đã gặt hái được nhiều thành công. Sự thành công này góp phần chứng minh “đa phương hóa” là dòng chảy chủ đạo trong điều kiện hiện nay.
Thế giới hỗn loạn đòi hỏi phải có những tổ chức đa phương đủ mạnh để giữ trật tự. Trong thương mại, WTO cần tôn trọng hơn tiếng nói của các quốc gia nhỏ, cải tổ phương thức hoạt động, cơ cấu lại tổ chức theo hướng giảm bớt quyền lực bao trùm của các nước lớn.
Trong khi các nước nhỏ cũng cần thay đổi tư duy hội nhập, không nên xem đó là một điểm đến, mà quan điểm hội nhập là một quá trình, đồng thời tránh cách hiểu hẹp coi hội nhập quốc tế là sự tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Có nghĩa rằng, hội nhập phải hướng tới kết quả trong thực tiễn, đó là tăng sự gắn kết, chia sẻ lợi ích trên cơ sở tôn trọng chủ quyền lẫn nhau.
Mặt trái của toàn cầu hóa là sự pha loãng các giá trị vốn có, thậm chí bị lệ thuộc về kinh tế, chính trị, tạo ra các khối đối lập mâu thuẫn nhau - một phần có nguyên nhân từ sự phân mảnh, thiếu thống nhất của luật pháp quốc tế, phần còn lại phụ thuộc vào nội lực của mỗi quốc gia.
Ở châu Á, có hai bài học lớn về hội nhập, đó là Singapore và Qatar. Trong đó Qatar tuy giàu có nhưng từng bị cô lập bởi Bahrain, Ai Cập, Saudi Arabia và các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). Ngược lại, Singapore cũng giàu có, nhưng tránh được tình trạng như Qatar vì nước này coi trọng ASEAN.
Bài học quý giá ở đây là các tổ chức khu vực cũng là một cơ chế hữu hiệu để các nước nhỏ “khuyếch đại” tiếng nói của mình, từ đó có sức mặc cả lớn hơn với các cường quốc. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc nhất quyết đòi đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp ở Biển Đông, chứ không chấp nhận đàm phán đa phương với cả khối ASEAN.