"Brexits cứng" mở rộng quy mô thiệt hại khi hạn chót đến gần
Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang dần có chuyển biến tích cực, sự giằng co giữa Vương quốc Anh và EU trong vấn đề Brexit đang ngày một trở nên phức tạp và khó lường.
Vừa qua, trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên diễn tại Luxembourg, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã không đạt được bất kỳ bước đột phá nào, mặc dù trước đó Chính phủ Anh khẳng định đã có một cuộc gặp mang tính xây dựng với đại diện châu Âu.
Theo đó, Anh vẫn không đề xuất được bất kỳ giải pháp thay thế khả thi nào đối với điều khoản "chốt chặn", vốn được coi là trở ngại chính để EU và Anh có thể đạt được thỏa thuận Brexit.
Có thể bạn quan tâm
Brexit "mắc kẹt" chính trường Anh mâu thuẫn cực độ
15:00, 09/09/2019
“Brexit cứng” và cơ hội của Việt Nam
05:15, 31/08/2019
Brexit: Cơ hội tăng xuất khẩu vào Vương quốc Anh
11:00, 19/08/2019
EU tiếp tục gia hạn thời gian Brexit
07:10, 12/04/2019
Có thể thấy, cho đến thời điểm hiện tại, cả nước Anh và EU đều đang chuẩn bị cho phương án Brexit không thỏa thuận, hay còn gọi là "Brexit cứng". Điều này cũng được ông Michael Gove, người được giao nhiệm vụ vạch ra kế hoạch Brexit không thỏa thuận cho Thủ tướng khẳng định, Brexit không thỏa thuận là một viễn cảnh thực tế.
Thủ tướng Boris Johnson cũng đã kịp thời tập hợp nội các mới cho Brexit gồm 6 bộ trưởng đóng vai trò quan trọng để thực hiện nhiệm vụ rời khỏi EU bằng mọi cách vào ngày 31/10.
Chính phủ Anh đang chuẩn bị một kế hoạch thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu các tác động của Brexit không thỏa thuận và nước Anh sẽ rời đi một cách tốt nhất. Mặc dù vậy, chính phủ Anh cho biết đây chỉ là kế hoạch dự phòng.
Được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây suy giảm tăng trưởng toàn cầu, các chuyên gia cho rằng, những thiệt hại kinh tế mà Brexit cứng mang lại cho Vương quốc Anh, EU và nền kinh tế thế giới là vô cùng lớn.
Trước mắt, nước Anh có thể phải gánh chịu của những thiệt hại về kinh tế, bởi EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Anh, chiếm đến 46% lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu từ nước này.
Hàng hóa Anh xuất sang EU đối mặt với hàng rào thuế mà từ trước đến nay vẫn luôn được hỗ trợ. Theo Liên đoàn Công nghiệp Anh, thuế quan sẽ tác động đến 90% hàng hóa được bán, với mức thuế trung bình khoảng 4,3%. Trong đó, một số lĩnh vực như nông nghiệp sẽ phải đối mặt với mức thuế nặng hơn nhiều so với những ngành khác (chẳng hạn, thịt cừu bị đánh thuế cao tới 45-50%).
Mặc dù nguồn cung cấp thực phẩm sẽ vẫn tương đối mạnh mẽ, nhưng việc gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ làm giảm tính đa dạng của thực phẩm vào Vương quốc Anh. Cụ thể, nhiều báo cáo điều tra tại Anh đã chỉ ra, chuỗi cung ứng trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ chịu áp lực gia tăng vào thời điểm sau ngày 31/10 do người dân cần chuẩn bị cho Giáng sinh.
Đặc biệt, nhóm người dân có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nè do sự tăng giá lương thực và nhiên liệu.
Bên cạnh đó, nếu rời EU mà không đạt thỏa thuận, Thủ tướng Johnson đã khẳng định, nước Anh chắc chắn sẽ không trả “hóa đơn chia tay” trị giá 39 tỷ bảng Anh do bà Theresa May và các lãnh đạo EU nhất trí hồi cuối năm 2018. Điều này sẽ gây tổn thất lớn cho các quốc gia thuộc khu vực EU
Mặt khác, sự không chắc chắn tại Vương quốc Anh đã làm các doanh nghiệp EU trở nên lo lắng. Tổ chức các chủ doanh nghiệp châu Âu Business Europe cảnh báo việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - Brexit - mà không có thỏa thuận sẽ là "một thảm họa".
Các nước láng giềng của Anh cũng bị ảnh hưởng bởi Brexit mà không có thỏa thuận, đặc biệt là Cộng hòa Ireland. Bộ Tài chính Ireland dự báo, GDP nước này sẽ giảm 4,5% sau 10 năm. Ngân hàng Trung ương nước này cảnh báo có thể mất đi 34.000 việc làm vào cuối năm 2020 và hơn 100.000 việc làm trong trung hạn.
Các quốc gia khác như Bỉ, Hà Lan, Đức, Đan Mạch và Tây Ban Nha cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng đặc biệt là những lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào thương mại với Anh. Việc Vương quốc Anh rời khỏi EU sẽ làm thay đổi tình thế của các nước ngoài EU khi xuất khẩu sang thị trường này.
Cho đến thời điểm hiện tại, Brexit không còn là một vấn đề của khu vực. Tuy nhiên, với một nền kinh tế có mức độ hội nhập sâu sắc tới mức khi tách ra, thì có thể sẽ không có bất kì quốc gia nào được hưởng lợi.