Trung Quốc quá mạnh để có thể bị cô lập?

An Chi 07/10/2019 12:30

Một hiệp định thương mại TPP đối với các giao dịch kỹ thuật số có lẽ là câu trả lời cho bài toán hóc búa mang tên Huawei!

Tháng trước, ngay sau khi Huawei nhận được báo cáo rằng NTT Docomo - nhà mạng di động lớn nhất của Nhật Bản, sẽ không sử dụng các linh kiện từ Huawei Technologies để sử dụng trên mạng 5G của mình, tập đoàn viễn thông lớn nhất Trung Quốc đã ngay lập tức tuyên bố rằng các sản phẩm mới của họ sẽ xuất xưởng mà không có ứng dụng Google.

Những động thái này rõ ràng đã cho thấy sự phân cực của một thế giới phân chia công nghệ. Vào tháng 5, Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen do lo ngại về an ninh quốc gia. Điều này có nghĩa rằng Mỹ sẽ áp đặt các hạn chế đối với việc bán các công nghệ của quốc gia này, bao gồm cả hệ điều hành Android của Google, cho công ty Trung Quốc.

Huawei không chỉ phát triển hệ điều hành di động của riêng mình mà còn cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng khép kín không sử dụng cho các nhà cung cấp Mỹ

Huawei không chỉ phát triển hệ điều hành di động của riêng mình mà còn cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng khép kín không sử dụng cho các nhà cung cấp Mỹ

Trong một động thái liên quan, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách mà họ gọi là “Danh sách thực thể”, nghĩa là các dòng điện thoại mới của Huawei có thể sẽ không đi kèm với các ứng dụng phổ biến như Gmail, Chrome và Google Maps. Tình hình này đã tạo ra một cơ sở chiến lược mạnh mẽ đối với quyết định của DoCoMo.

Có thể bạn quan tâm

  • Huawei Mate 30 Pro hết cửa cài dịch vụ Google

    Huawei Mate 30 Pro hết cửa cài dịch vụ Google

    13:54, 02/10/2019

  • Hệ điều hành Huawei tự sản xuất thay thế Android không hoạt động

    Hệ điều hành Huawei tự sản xuất thay thế Android không hoạt động

    09:53, 01/10/2019

Trước khi xảy ra vấn đề liên quan đến giám đốc tài chính - bà Mạnh Vãn Chu, công ty Huawei cũng đã đối mặt với nhiều cáo buộc từ chính phủ Mỹ bao gồm: Ăn cắp bí mật thương mại và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng bày tỏ sự quan ngại về các phần tử mạng viễn thông sử dụng thiết bị của Huawei sẽ khiến cho việc chống lại các cuộc tấn công mạng trở nên khó khăn hơn (đặt biệt là các cuộc tấn công này đến từ Trung Quốc).

Huawei đã nhiều lần tuyên bố phủ nhận các cáo buộc này nhưng những cuộc tranh cãi này cũng chỉ cho thấy sự quan trọng ngày càng lớn mạnh của thế hệ mạng vô tuyến thứ 5 và cuộc chạy đua vũ trang trên không gian mạng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Điều đáng chú ý, Docomo không phải là trường hợp duy nhất quay lưng với Huawei. Chính phủ Australia đã quyết định loại trừ Huawei khỏi danh sách các nhà cung cấp thiết bị cho mạng 5G của mình. Tương tự, tại New Zealand, Cục An ninh Truyền thông Chính phủ đã lên tiếng về những lo ngại về an ninh quốc gia về việc cho phép Huawei cung cấp các công nghệ 5G quan trọng.

Có vẻ như một liên minh đang hình thành giữa các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, chủ yếu là các đồng minh của Mỹ để ngăn chặn sự xâm nhập của Huawei vào kiến trúc không dây 5G của khu vực. Nhưng chiến lược để cô lập công nghệ Trung Quốc dường như lại không mấy hiệu quả!

Nhiều quốc gia khác đang chào đón sự gia nhập của Huawei vào thị trường viễn thông của họ. Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Bộ trưởng kinh tế Thái Lan Pichet Durongkaveroj tuyên bố họ rất tích cực đối với việc áp dụng thiết bị Huawei.

Lý do được các quốc gia này đưa ra rất đơn giản: Các sản phẩm 5G của Huawei rẻ hơn 15% đến 30% so với các sản phẩm do các đối thủ của Huawei như Nokia hay Erisson cung cấp.

Các công nghệ 5G của Trung Quốc đang hoạt động ổn định vào nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia tham gia sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Bắc Kinh nhằm kết nối các quốc gia trên khắp châu Á, châu Phi và châu Âu.

Thế giới đang chia thành hai nhóm: các quốc gia từ chối các công nghệ cạnh tranh để tránh rủi ro an ninh quốc gia và các quốc gia ưu tiên nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế với chi phí thấp hơn. Với việc Mỹ và Trung Quốc có một vài dấu hiệu đáp ứng nửa chừng về vấn đề Huawei, các quốc gia khác đang chịu áp lực phải đứng về phía nhau.

Nhận ra được những nguy cơ từ lệnh cấm vận thương mại của Mỹ đối với một loạt các bộ phận và giấy phép, Trung Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng tự cung tự cấp.

HiSilicon - một công ty chuyên sản xuất bán dẫn của Huawei, đã bắt đầu các hoạt động chính thức để sản xuất chipset Balong 5G - vốn là một mặt hàng mà công ty của Mỹ Micron Technology thống trị thị trường.

Trong kế hoạch của mình, Huawei cho biết sớm nhất là vào mùa xuân tới, hãng sẽ ra mắt dòng điện thoại thông minh đầu tiên chạy trên hệ điều hành Harmony của riêng họ. Theo Huawei, hệ điều hành Harmony của hãng có những ưu điểm vượt trội so với hệ điều hành Android của Google.

Ngoài ra, Tiến sỹ Chu Triệu - người phát ngôn của Quân giải phóng Trung Quốc (PLA) cho biết, 5G sẽ là cách thức truyền dữ liệu nhanh nhất trong việc kết nối và trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thiết bị với nhau. Thiết bị quân sự sẽ được tích hợp với các thiết bị truyền số liệu để có thể tạo thành mạng lưới thiết bị kết nối được mã hóa trên nền tảng IoT.

Chiến lược của Mỹ nhằm hạn chế số lượng thiết bị Trung Quốc trong mạng 5G có vẻ như đang tạo ra một hậu quả khôn lường: Việc này chính là động lực thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới xây dựng hệ sinh thái công nghệ của riêng mình, và hệ sinh thái này sẽ bao gồm nhiều quốc gia khác.

Rõ ràng, một chuỗi cung ứng toàn cầu đã phát triển trong nhiều năm không thể dễ dàng để tổ chức lại. Hiện tại có thể đúng là Huawei không thể sản xuất các sản phẩm mà không có công nghệ của Mỹ hoặc các linh kiện của Nhật Bản. Nhưng điều này không nên được coi là bằng chứng cho thấy một chiến lược kiềm chế Trung Quốc sẽ có thể hoạt động lâu dài.

Tính đến cuối tháng 4, khoảng 130 quốc gia đã tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường. Và 130 quốc gia này đại diện cho 5 tỷ người tiêu dùng, hoặc 60% dân số toàn cầu.

Và không loại trừ khả năng nhóm các quốc gia này cuối cùng có thể phát triển thành một khối kinh tế to lớn gấp bốn lần Thế giới phương Tây, bao gồm cả Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Rõ ràng, Trung Quốc đơn giản là quá lớn để có thể bị cô lập!

Nhiều chính phủ, kể cả có mối quan hệ thân thiết với Washington, vẫn không bị lung lay bởi những lời cảnh báo của Mỹ, chẳng hạn như Đức. Berlin vẫn mở cửa cho Huawei dù chính quyền Tổng thống Trump đe dọa hạn chế chia sẻ tin tình báo với những đồng minh châu Âu nào cho phép sử dụng thiết bị của "người khổng lồ" Trung Quốc.

Tất nhiên, những thất bại này không có nghĩa là Mỹ "đang thua" Trung Quốc. Nhiều nước trên thế giới vẫn rất lo ngại về tham vọng ngày càng lớn, năng lực quân đội ngày càng tăng và những giao dịch thương mại không công bằng của Trung Quốc.

Rõ ràng, có lẽ đã đến lúc bắt đầu hình dung một TPP cho thương mại kỹ thuật số, mà Mỹ và Trung Quốc cùng là thành viên?

An Chi