Nobel Kinh tế năm 2019 được trao cho ba giáo sư đại học Mỹ

Theo VnEconomy 15/10/2019 19:40

Một trong ba người nhận giải Nobel kinh tế năm nay là người trẻ nhất và là phụ nữ thứ hai từng nhận được giải thưởng này trong lịch sử...

Esther Duflo, Michael Kremer và Abhijit Banerjee giành giải Nobel Kinh tế năm 2019 - Ảnh: CNN.

Esther Duflo, Michael Kremer và Abhijit Banerjee giành giải Nobel Kinh tế năm 2019 - Ảnh: CNN.

Ngày 14/10, giải Nobel kinh tế năm 2019 đã được trao cho ba nhà kinh tế gồm Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer với những cống hiến trong việc xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu.

Theo CNN, Esther Duflo, giáo sư Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), là người trẻ nhất và là phụ nữ thứ hai từng được trao giải Nobel từ trước tới nay. Trong khi đó, Banerjee, sinh ra tại Ấn Độ, là chồng bà Esther Duflo và cũng là giáo sư tại MIT. 

Có thể bạn quan tâm

  • Nobel Hóa học 2019 vinh danh 3 nhà sáng chế pin, 'sạc lại thế giới'

    21:17, 09/10/2019

  • Giải Nobel Vật lý 2019 cho hai nghiên cứu về vũ trụ

    09:30, 09/10/2019

  • Nobel Y học 2019: Mở ra chiến lược mới chống ung thư

    09:30, 08/10/2019

  • ‘Giải Nobel’ triệu đô dành cho các bạn trẻ khởi nghiệp xã hội

    04:16, 02/12/2018

  • Nobel kinh tế 2018: Lời giải cho tăng trưởng kinh tế bền vững

    11:08, 11/10/2018

Trong khi đó, Michael Kremer là giáo sư Đại học Harvard. Ông từng tiến hành thực nghiệm để tìm cách cải thiện kết quả học tập tại miền tây Kenya vào giữa những năm thập niên 90. 

Nhờ nghiên cứu của 3 nhà kinh tế này, hơn 5 triệu trẻ em tại Ấn Độ đã được hưởng lợi từ các chương trình phụ đạo tại trường học, và nhiều quốc gia đã đầu tư mạnh tay cho các chương trình chăm sóc sức khỏe dự phòng, theo thông cáo từ Viện Khoa học Hoàng Gia Thụy Điển, đơn vị trao giải thưởng Nobel. 

Theo Peter Fredrikkson, chủ tịch hội đồng giải thưởng khoa học kinh tế của Viện Khoa học Hoàng Gia Thụy Điển, các nghiên cứu của ba nhà kinh tế này đã kiểm nghiệm tầm ảnh hưởng của những can thiệp cụ thể vào các lĩnh vực như nông nghiệp, sức khỏe và giáo dục. 

Cách tiếp cận theo hướng thử nghiệm này "đã định kình kinh tế học phát triển, có tác động rõ ràng lên chính sách và nâng cao khả năng chiến đấu với tình trạng đói nghèo trên toàn cầu", ông Fredrikkson cho biết. 

Bà Duflo, 46 tuổi, cho biết "bản chất của các nghiên cứu của chúng tôi là nhằm đảm bảo rằng cuộc chiến chống đói nghèo được dựa trên nền tảng của các bằng chứng khóa học". 

Bà cũng hy vọng rằng giải thưởng Nobel mà bà nhận được sẽ tạo niềm cảm hứng cho các nhà khoa học khác để tiếp tục công cuộc này, và "nam giới sẽ dành cho họ sự tôn trọng mà họ xứng đáng được hưởng". 

Trước bà Duflo, năm 2019, nhà kinh tế học người Mỹ Elinor Ostrom là phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng Nobel nhờ một nghiên cứu về cách thức con người trong các cộng đồng chia sẻ tài nguyên một cách công bằng và bền vững mà không cần có quy định từ trung ương. Bà qua đời vào năm 2012. 

Kể từ năm 1968, có 51 giải Nobel Kinh tế được trao cho 84 người. Ba nhà kinh tế Banerjee, Duflo và Kremer nhận giải năm nay sẽ chia nhau khoản tiền thưởng 9 triệu Krona Thụy Điển (tương đương 914.207 USD).

Năm ngoái, giáo sư William Nordhaus của Đại học Yale và giáo sư Paul Romer của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, giành được giải thưởng này nhờ nghiên cứu xung quanh vấn đề tăng trưởng kinh tế bền vững. 

Giải thưởng này, có tên gọi chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank Prize về Khoa học Kinh tế, không phải do Alfred Nobel lập ra. Giải thưởng này được lập ra bởi ngân hàng trung ương Thụy Điển và được trao tặng để tưởng nhớ nhà khoa học đại tài Alfred Nobel. 

Theo VnEconomy