Vì sao chuỗi bán lẻ Zara vẫn đứng vững?
Chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ H&M và Uniqlo, nhưng cho đến hiện nay, Zara vẫn giữ ngôi vị là hãng bán lẻ thành công nhất trên thế giới hiện nay.
Zara được thành lập vào năm 1975 ở thành phố Galicia, Tây Ban Nha bởi Amancio Ortega và Rosalía Mera và là một cửa hàng bán quần áo có giá rẻ. Trong vòng 8 năm sau đó, cách tiếp cận thời trang và mô hình kinh doanh của Zara dần tạo ra sức hút với người tiêu dùng Tây Ban Nha cùng với đó là 9 cửa hàng được mở mới tại các thành phố lớn nhất của Tây Ban Nha.
Trong những thập kỷ tiếp theo, Zara bắt đầu mở rộng mạnh mẽ sang các thị trường ở phạm vi toàn cầu gồm Bồ Đào Nha, New York (Mỹ), Paris (Pháp), Mexico, Hy Lạp, Bỉ, Thụy Điển, Malta, Na Uy và đến các quốc gia châu Á như Israel, Việt Nam... với các cửa hàng được nằm tại nhiều vị trí chiến lược.
Có thể bạn quan tâm
Đằng sau sự thống lĩnh thị trường điều hoà nhiệt độ của Daikin
21:03, 29/12/2019
Cuộc "so găng" của bộ ba Uniqlo - H&M - Zara trên đất Việt
01:00, 21/10/2019
“Bố già” Amancio Ortega: Từ người thợ may bỏ học năm 13 tuổi đến ông chủ đế chế Zara ngày nay và những bí mật để trở thành một tỷ phú
11:16, 20/09/2019
Những bí mật làm nên sự thành công của thương hiệu thời trang đình đám Zara
04:05, 16/07/2019
Có thể thấy, bên cạnh khả năng bắt kịp xu hướng thời trang thay đổi nhanh chóng, chiến lược tích hợp cũng chuỗi cung ứng theo chiều dọc cũng chính là điều giúp Zara có thể kiểm soát mọi hoạt động và dành ưu thế tại những thì trường khó tính so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Zara tự quản lý việc thiết kế, sản xuất, giao hàng, trưng bày, xúc tiến, bán hàng và phụ thuộc rất ít vào việc gia công bên ngoài. Cách tiếp cận thời trang của Zara khác với các nhãn hàng đối thủ ở chỗ luôn cố gắng dự đoán và nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhiều hơn là đi theo xu hướng thời trang hiện tại.
Đồng thời, điều này giúp đội ngũ của Zara loại bỏ nhu cầu về kho bãi và giảm tác động của biến động nhu cầu, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong ngắn hạn.
Nhờ vậy, việc này mang lại cho Zara rất nhiều quyền kiểm soát như quá trình thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo, cũng như thay đổi mẫu mã liên tục và nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh thu của các sản phẩm trong các cửa hàng của Zara luôn đạt mức cao khi các mặt hàng chỉ nằm trên kệ trong vòng một tháng.
Tích hợp theo chiều dọc cũng cho phép việc trao đổi trở nên dễ dàng giữa các giai đoạn của chu kỳ sản phẩm: thiết kế, sản xuất, vận chuyển, v.v... Quá trình từ lúc sản xuất cho đến khi sản phẩm đến các cửa hàng chỉ gói gọn trong vòng 3 tuần, phản ứng nhanh với nhu cầu của khách hàng và các xu hướng thời trang mới.
Do nhịp điệu được xác định rõ ràng này, mọi nhân viên tham gia vào chuỗi cung ứng - từ thiết kế đến mua sắm, sản xuất, phân phối và bán hàng - đều nắm rõ về thời gian hoạt động cũng như cách thức công việc của họ tác động đến các công đoạn khác trong chuỗi. Điều đó chắc chắn cũng tạo thói quen cho các khách hàng của Zara, những người biết khi nào nên ghé thăm các cửa hàng để mua sắm những mẫu mã mới.
Tuy nhiên, chiến lược tích hợp theo chiều dọc khá tốn kém. Đối thủ cạnh tranh của Zara đều chọn cách tiết kiệm chi phí và đảm bảo việc sản xuất số lượng lớn khi đặt hàng tại các nhà máy nước ngoài.
Trong khi đó, hầu hết các sản phẩm của Zara được sản xuất trong các nhà máy tại châu Âu, nơi có chi phí sản xuất cao hơn. Trong số tất cả các sản phẩm mà Zara sản xuất, có 50% số lượng sản phẩm được sản xuất từ Tây Ban Nha và 24% lượng sản phẩm được gia công tại các nhà máy chi phí thấp ở châu Á và châu Phi.
Nhưng châu Âu cũng là thị trường mang lại phần lớn doanh số cho Zara so với các đối thủ khác. Theo trang web chính thức của Zara, doanh số bán hàng theo khu vực cho thấy châu Âu chiếm 66%, châu Á chiếm 20% và Mỹ chiếm 14% doanh số. Do đó, việc gia công ở châu Á sẽ đòi hỏi lượng lớn chi phí để vận chuyển hàng trở lại thị trường lớn nhất này.
Có một điểm đáng chú ý, Zara đưa robot vào dây chuyền sản xuất tự động từ rất sớm để làm những công việc như cắt và nhuộm vải 24/7 hoặc tạo ra các bán thành phẩm. Sau đó, những công nhân châu Âu có tay nghề cao sẽ hoàn thiện một số công đoạn cuối cùng.
Chính vì vậy, bằng cách chọn gia công ngay tại châu Âu, Zara có thể tránh được chi phí vận chuyển đắt đỏ và tiền thuê nhân công so với những đối thủ khác. Điều này cũng đã dẫn đến kết quả chất lượng hàng hóa của Zara cao hơn và phù hợp với vóc dáng cũng như thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu.
Hiện tại, một số công ty may mặc của Mỹ đang theo mô hình Zara, sản xuất hàng hóa có thời gian dài hơn (bán thành phẩm) ở châu Á và thực hiện công việc hoàn thiện ở Mỹ.
Khác với H&M, Zara có ít cửa hàng bán lẻ hơn nhưng hãng này tung nhiều sản phẩm hơn và không tập trung nhiều vào chi phí quảng cáo. Điều này làm cho mức độ đáp ứng khách hàng của Zara cao hơn đối thủ.
Có thể thấy, sự phối hợp giữa các chiến lược riêng lẻ của Zara cùng việc quản lý nhất quán đã làm các đối thủ cạnh tranh của Zara khó khăn trong việc sao chép mô hình vận hành cũng như cạnh tranh trực tiếp với họ.