2020: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn bị bủa vây bởi rủi ro
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 2,5% trong năm 2020.
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của WB, nhờ đầu tư và thương mại dần khôi phục sau một năm ảm đạm, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tăng nhẹ so với mức thấp trong giai đoạn hậu khủng hoảng là 2,4% của năm 2019.
Theo nhà kinh tế đứng đầu bộ phận dự báo của Ngân hàng Thế giới, Ayhan Kose, sự phục hồi của tăng trưởng theo dự báo trên sẽ chấm dứt tình trạng giảm tốc bắt đầu từ năm 2018, với những tác động lớn đến hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm
World Bank: Việt Nam sẽ đối mặt với một số nguy cơ trong lợi ích từ thương chiến Mỹ-Trung
15:14, 10/10/2019
Chuyên gia Ngân hàng thế giới phân tích Báo cáo tài chính của EVN
04:05, 01/06/2019
WB dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2019 giảm do "triển vọng kinh tế thế giới tối dần"
01:00, 10/01/2019
IMF: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại
13:01, 13/11/2018
Đặc biệt, với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã và đang trải qua giai đoạn nhu cầu trong nước của Trung Quốc tiếp tục nguội, kết hợp với những trở ngại đáng kể từ bên ngoài, bao gồm sức cầu bên ngoài yếu, bất định chính sách thương mại tăng do tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, dẫn đến mức thuế cao hơn.
Trung Quốc đã kéo dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương chững lại, còn 5,7% do điều kiện tài chính bị thắt chặt đối với khu vực phi ngân hàng của nền kinh tế, và bất định chính sách thương mại tăng trong năm 2019.
Ngoài ra, căng thẳng thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, kết thúc chu kỳ sản xuất hàng điện tử, đột biến do dịch chuyển mạnh về tiêu chuẩn phát thải và công nghệ, cũng tạo sức ép cho chế biến chế tạo và thương mại khu vực.
Tình hình tài chính nhìn chung thuận lợi, lạm phát thấp và dòng vốn đầu tư mạnh đổ vào một số quốc gia (Campuchia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam), kết hợp với các dự án hạ tầng công quy mô lớn được đưa vào sử dụng tại Philippines và Thái Lan.
Chính vì vậy, tăng trưởng của khu vực cũng được hưởng lợi nhờ giảm bất định chính sách thương mại toàn cầu và thương mại toàn cầu được hồi phục nhẹ, cho dù chưa mạnh. Cú sốc tiêu cực lên xuất khẩu và sản lượng do thách thức bên ngoài phần nào được xử lý bằng các biện pháp chính sách tài khóa, giảm giá đồng tiền, điều chỉnh giá cả, hồi hương một phần các hoạt động sản xuất, và chuyển hướng xuất khẩu sang các quốc gia khác.
Các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi trong năm 2020, tăng trưởng sẽ giảm tốc do đầu tư và xuất khẩu yếu hơn so với dự kiến. Đặc biệt, các nền kinh tế lớn lại có đà suy giảm mạnh hơn dự kiến vì những biến động tài chính và suy thoái toàn cầu. Bên cạnh đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn bị chi phối bởi rủi ro về căng thẳng thương mại tái leo thang cùng những bất định về chính sách thương mại toàn cầu.
Thậm chí khi tăng trưởng ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi được hồi phục theo dự kiến, tăng trưởng theo đầu người vẫn thấp hơn so với mức bình quân trong dài hạn và thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để hoàn thành các mục tiêu về xóa nghèo. Mức nợ cao kỷ lục và tình hình tài chính công yếu khiến nhiều nước dễ bị tổn thương trước những cú sốc hay việc lãi suất bất ngờ tăng.
Các quan chức của World Bank cho biết, chưa thể ước tính tác động từ xung đột giữa Mỹ và Iran đến tăng trưởng, nhưng cho rằng diễn biến mới này sẽ làm gia tăng sự không chắc chắn, điều sẽ làm tổn hại đến triển vọng đầu tư.
Mặc dù hầu hết các quốc gia lớn nhìn chung đều có căn bản tốt về kinh tế - với thành tích tăng trưởng kinh tế vững, tăng trưởng năng suất lao động cao, mạng lưới người tiêu dùng lớn, nền kinh tế được đa dạng hóa, khung chính sách lành mạnh và dư địa chính sách dồi dào - nhưng khu vực vẫn dễ bị tổn thương với những rủi ro liên quan đến thay đổi đột biến về tình hình tài chính toàn cầu.
Do đó, như Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới, phụ trách về Tăng trưởng Công bằng, Tài chính và Thể chế, Ceyla Pazarbasioglu nhận định, các nhà hoạch định chính sách cần nắm bắt cơ hội để cải cách cơ cấu nhằm đẩy mạnh tăng trưởng toàn diện, là thiết yếu để giảm nghèo. Các biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, thượng tôn pháp luật, quản lý nợ, nâng cao năng suất có thể giúp đảm bảo tăng trưởng bền vững.