Châu Á đón Tết Âm lịch như thế nào?

An Chi 25/01/2020 09:00

Cảm giác hân hoan, vui sướng cùng những khát khao, hy vọng là điều luôn hiện hữu trong không khí tết của các quốc gia, dân tộc trên thế giới khi đón chào năm mới

Cảm giác hân hoan, vui sướng cùng những khát khao, hy vọng là điều luôn hiện hữu trong không khí tết của các quốc gia, dân tộc trên thế giới khi đón chào năm mới. Tuy nhiên, những biểu hiện này trong ngày đầu năm mới ở các nước châu Á đều có nét đặc sắc riêng.

Với các dân tộc Á Đông, ngày tết không chỉ là thời gian nghỉ ngơi, vui chơi để đón chào năm mới, mà đây còn là dịp họ tổ chức nhiều lễ hội dân gian với những phong tục thể hiện ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp, thanh bình.

Ngày tết ở Ấn Độ với những phong tục đa dạng

Là đất nước rộng lớn đa dân tộc, đa tôn giáo ở Nam Á, tại nơi này, ngày tết không đồng nhất về thời gian và cách thức. Nếu như người dân ở bang Gujarat tại miền Bắc ăn tết vào tháng 8, thì ở Vindhya Pradesh người ta đón năm mới vào tháng 10.

Tuy nhiên, phong tục đầu năm mới chung trên khắp Ấn Độ là người dân có tục lệ bắn cháy diều. Rất nhiều diều được thả lên bầu trời, nhưng sẽ có một cánh diều lớn nhất được trang trí lộng lẫy. Khi cánh diều đang no gió và bay lượn trên khoảng không cao nhất, người Ấn sẽ dùng cung bắn cháy chiếc diều này bằng một mũi tên lửa. Lúc diều bùng cháy thì mọi cuộc vui của người dân ở đất nước Nam Á này được bắt đầu.

Trong dịp tết cổ truyền, người Ấn ở New Dehli có tục cọ mũi vào nhau để mừng tuổi và chúc tụng. Để chào đón năm mới, Ấn Độ tổ chức rất nhiều trò vui, nhưng ngày hội vui nhất và có ý nghĩa nhất là hội Diwali (Lễ hội Ánh sáng). Ngày hội này diễn ra khắp nơi trên đất Ấn Độ, từ thành thị đến nông thôn.

Người dân Ấn Độ và Nepal cũng như tại các cộng đồng Ấn giáo khác trên thế giới ăn mừng lễ Diwali vào đêm 13 kỳ trăng khuyết của tháng Ashwin cho tới ngày thứ hai của tháng Kartika trong lịch Ấn Độ

Người dân Ấn Độ và Nepal cũng như tại các cộng đồng Ấn giáo khác trên thế giới ăn mừng lễ Diwali vào đêm 13 kỳ trăng khuyết của tháng Ashwin cho tới ngày thứ hai của tháng Kartika trong lịch Ấn Độ

Lễ hội Diwali được tổ chức để kỷ niệm ngày trở về của Rama - vị anh hùng trong thần thoại Ấn Độ - sau khi Rama thắng Ravana (ma của những quỷ thần).

Để đón ngày tết cổ truyền của dân tộc, các ngôi nhà đều được quét vôi trắng, mọi đồ đạc trong nhà đều được sắp xếp lại sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Người dân ở bán đảo Nam Á rất háo hức đi mua sắm. Họ tập trung tấp nập ở các cửa hàng để chuẩn bị cho ngày hội ánh sáng.

Diwali (Lễ hội Ánh sáng) là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Ấn Độ

Diwali là một lễ hội quan trọng trong văn hóa Ấn Độ Giáo. 

Từ sáng sớm, không khí lễ hội Dawali rất nhộn nhịp. Vào buổi sáng của ngày hội, người Ấn dậy thật sớm, chọn mặc những bộ quần áo mới và đẹp. Sau đó, họ đến nhà nhau, nói những lời tốt đẹp để chúc mừng nhau và trao đổi tặng phẩm nhân dịp năm mới. Khi ánh nắng cuối cùng của buổi hoàng hôn qua đi, cũng là lúc Ấn Độ thực sự đẹp.

Trong đêm tối, quốc gia Nam Á với rất nhiều sử thi càng nhuốm màu huyền thoại bởi ánh sáng mờ ảo và lộng lẫy của rất nhiều hoa đăng. Những dãy đèn được thắp sáng với rất nhiều màu sắc được treo dọc theo trước mỗi nhà dân, đường phố, công viên…

Pháo hoa bắn sáng rực trời trong niềm vui hân hoan, phấn khởi của người dân. Khi đêm đã về khuya, các thành viên của mỗi gia đình lại trở về nhà sum họp trong gian phòng đẹp nhất và cùng chào đón năm mới.

Đon năm mới ở Nhật Bản

Tuy Nhật Bản đã ăn Tết theo Lịch Dương từ lâu, nhưng người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống cùng những phong tục đặc sắc của riêng mình.

fdfgsd

Người dân Nhật Bản vẫn còn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống cùng những phong tục đặc sắc của riêng mình.

Theo quan niệm của người dân Nhật Bản, năm mới được tổ chức để chào đón vị thần mang tên Toshigami-sama. Vị thần sẽ ghé thăm từng nhà và mang đến nhiều may mắn, sức khỏe cho năm mới.

Vì vậy vào những ngày giáp Tết, người dân Nhật Bản sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mua sắm những món đồ mới và trang trí nhà cửa để đón năm mới bằng những vật dụng truyền thống.

mỗi nhà đều đặt kadomatsu trước cửa vì theo tín ngưỡng thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này.

 Người dân Nhật Bản đặt kadomatsu trước cửa vì theo tín ngưỡng thần Toshigami-sama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây này.

Kadomatsu bao gồm: 3 ống tre tươi cắt vát chéo được buộc với những cành thông. Đáng chú ý là người Nhật kiêng kỵ trang trí Kadomatsu vào ngày 29 và tối giao thừa vì cho rằng đây là điều không nên và không may mắn.

Ngoài ra trên khung cửa, người Nhật treo những món đồ để gửi gắm niềm mong ước những điều may mắn, tốt lành, chẳng hạn như dải giấy trăng để xua đuổi ma quỷ, quả quýt mong cầu thịnh vượng, thừng bện bằng cỏ với ước muốn tài lộc, đồ đan bằng lá màu trắng tượng trưng cho sự trinh bạch, ngay thẳng…

Đại diện cho món ăn ngày Tết ở Nhật Bản không thể không nhắc đến Osechi

Đại diện cho món ăn ngày Tết ở Nhật Bản không thể không nhắc đến Osechi

Đặc điểm của Osechi là các món ăn mang ý nghĩa phúc lành, đặt trong các khay xếp chồng lên nhau. Mỗi loại thực phẩm sẽ có một ý nghĩa khác nhau. Ví dụ khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh xua đuổi điều xấu, cà rốt thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Hoạt động truyền thống vào đêm giao thừa không thể thiếu của người Nhật chính là đến thăm các đền thờ vào nửa đêm, xếp hàng cầu nguyện tại sảnh chính, mua bùa may mắn và bình an cho năm mới. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các đền thờ sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa rằng điều này sẽ giúp con người từ bỏ được 108 dục vọng trần gian.

Người Nhật còn gọi 3 ngày đầu xuân của tháng giêng là "ba ngày chúc tụng" với mong cầu cả tháng Tết hòa thuận, yên ấm, quan hệ bền chặt, gắn bó. Từ mùng 1 trở đi, người người, nhà nhà sẽ đi chúc tết nhau, bà con xa gần, con cháu sẽ đến thăm và chúc Tết ông bà, cha mẹ. Bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp cũng gửi cho nhau những lời lúc thành ý, viên mãn.

Tết ở các quốc gia Đông Nam Á

Tết năm mới ở các nước Đông Nam Á cũng không hoàn toàn giống nhau về thời gian, đồng thời, màu sắc phong tục, lễ hội tết ở mỗi quốc gia cũng khác nhau.

Riêng tại Lào và Thái Lan, khí hậu được phân thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm này tới tháng 4 của năm sau.

Năm mới của Lào (Bunpimày) được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15-4 hàng năm (tết Phật lịch), là thời điểm mùa khô kết thúc và bắt đầu chuyển sang mùa mưa, cũng là thời điểm mở đầu một chu kỳ sản xuất nông nghiệp của một năm.

Mọi người té nước vào nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt lành

Mọi người té nước vào nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt lành

Tết Song kran của người Thái Lan thường kéo dài 3 đến 4 ngày, ở miền Bắc Thái Lan kéo dài 5 đến 6 ngày và được gọi là Pimày (té nước). Ngày thứ nhất là ngày chuẩn bị. Buổi sáng hôm đó dành cho việc mang đồ ăn lên chùa và biếu quà cho những người cao tuổi.

Ngày thứ hai, các gia đình đem cát tới chiếc sân nhỏ của chùa sau đó mang rải khắp khu vực chùa. Nhờ hành động công đức này của các gia đình mà mỗi năm khu vực chùa một cao, sạch, đẹp hơn.

Ngày thứ ba, mọi người dâng thức ăn lên các sư. Nước thiêng được mang đi tắm cho các tượng Phật, khắp nơi tưng bừng hội té nước. Ngày thứ tư, dân tới thăm nhà sư, con cái thăm bố mẹ, học trò thăm thày. Người được thăm vẩy nước thiêng lên người đến thăm, ban phúc. Những ngày tiếp sau là vui chơi.

Ngày hội năm mới tại Myanmar được gọi là hội nước (Thingyan). Từ ngày mùng 1 tháng Dagu (tháng 1 theo lịch Myanmar, tức là vào khoảng nửa đầu tháng 4 dương lịch), là thời gian người Myanmar bước vào ngày hội nước. Ngày hội nước là ngày hội duy nhất còn lưu giữ được nhiều phong tục đẹp, nhiều truyền thống cổ của người Myanmar

Ngày hội nước Thingyan là ngày hội duy nhất còn lưu giữ được nhiều phong tục đẹp, nhiều truyền thống cổ của người Myanmar

Người dân Myanmar tổ chức chào đón vị thần Thingyan bằng một loạt pháo. Khi tiếng pháo vừa chấm dứt, tất cả người dân đều đổ ra đường. Nhà của ai cũng mở rộng cửa, đèn thắp sáng trên các đường phố, cây cối, cửa hàng, tỏa sáng trên các mặt hồ, mặt sông… chào đón thần Thingyan.

Trên tay ai cũng có một bình nước đầy, bên trong có một vài ngọn lộc năm mới Thabye. Sau nghi thức khấn vái trời đất, họ trang trọng đổ nước xuống đất với hy vọng nước sẽ đẩy trôi những điều không hay trong năm cũ và những điều may mắn sẽ ở lại.

Vào sáng sớm ngày hôm sau, tất cả mọi người dân Myanmar đều lên chùa, thực hiện các nghi lễ với nhà chùa, các nhà sư và té nước chúc mừng nhau.

Mọi gia đình ở Đông Nam Á đều trang trí nhà cửa thật đẹp cùng bánh trái dâng lên chùa và để tiếp khách. Trên đất nước Lào, các đám rước diễu hành ở khắp mọi nơi. Nhìn khung cảnh đám rước, người ta liên tưởng đến lễ hội hóa trang carnaval nổi tiếng.

Đoàn người tham gia đám rước được hóa trang một cách đặc biệt: người trát bùn, cởi trần hoặc mặc áo rách bươm, tô điểm đầy người, đầu đội mũ lông chim hoặc các loại cỏ lá…

Người tham gia có thể hóa trang thành người khác giới, chơi các nhạc cụ truyền thống, làm tưng bừng náo nhiệt những nơi mà họ đi qua. Người ta tổ chức múa lăm vông, biểu diễn các trò chơi dân gian.

Còn tại Thái Lan, lễ hội té nước diễn ra sôi nổi nhất ở phía Bắc và Đông Bắc - nơi khí hậu khô nóng và ít mưa, mà tiêu biểu nhất phải kể đến cố đô Chiềng Mai, lễ hội được tổ chức rất trang trọng và náo nhiệt. Tại các đám rước, trong trang phục truyền thống, các cô gái xinh đẹp đeo bên mình các lọ nước bằng bạc.

Người Thái tổ chức nhảy múa và tiến hành nhiều trò chơi dân gian trong suốt thời gian lễ hội năm mới. Đồng thời, trong dịp tết, dân ở nhiều nơi còn thực hiện nghi lễ phóng sinh, mở các lồng chim, thả cá xuống sông. Làm nhiều việc thiện khiến họ thanh thản với suy nghĩ rằng, trong năm mới, họ sẽ gặp nhiều may mắn hơn.

Nhìn chung, ngày tết ở các nước châu Á vừa vui nhộn, vừa thiêng liêng bởi yếu tố lễ và hội. Sự thành kính của người dân trước thời khắc chuyển giao của đất - trời càng làm không khí năm mới thêm trang trọng.

Trong ngày tết, mọi người dân Á Đông dường như cảm nhận chung một điều rằng, tất cả mọi vất vả, cay đắng đã trôi đi cùng năm cũ, thay vào đó là những ấp ủ, hy vọng của họ vào một năm mới tốt lành hơn.

An Chi