Diễn biến khác của "cuộc chiến bầu trời" Mỹ-Trung

Nguyễn Chuẩn 20/02/2020 12:00

Tổng thống Donald Trump đã phản đối kịch liệt các đề xuất của chính phủ Mỹ về việc ngăn cấm các công ty của Mỹ cung cấp động cơ và các bộ phận khác cho ngành hàng không của Trung Quốc.

Trong một loạt trả lời các bình luận trên tweets với phóng viên hôm thứ ba vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã phản đối kịch liệt các đề xuất của chính phủ Mỹ về việc ngăn cấm các công ty của Mỹ cung cấp động cơ và các bộ phận khác cho ngành hàng không của Trung Quốc. Mặt khác, ông chỉ thị chính quyền của mình không thực hiện chúng.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký

Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký "giai đoạn một" của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.

Trump cho rằng, không nên coi những mối lo ngại về an ninh quốc gia như một cái cớ “ngụy biện” để gây khó dễ cho nước ngoài khi mua sản phẩm của Mỹ.

Những bình luận của tổng thống Trump được đưa ra sau một số thông tin từ các phương tiện truyền thông cho rằng, chính phủ đang xem xét liệu có nên ngăn cấm công ty General Electric(GE) tiếp tục cung cấp động cơ cho loạt máy bay COMAC C919 , loạt máy bay chở khách thân hẹp mới của Trung Quốc hay không.

Có thể nói, những bình luận trên của Trump đã minh họa rằng, trong trường hợp này, ông sẽ ưu tiên lợi ích kinh tế hơn là những cạm bẫy cạnh tranh tiềm ẩn và nhũng mối lo ngại về an ninh quốc gia.

Quan điểm của ông về vấn đề này, rõ ràng trái ngược hoàn toàn với những hạn chế mà chính quyền của ông đã đặt ra cho các công ty của Mỹ khi giao dịch với Huawei Technologies, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, cũng vì lý do an ninh quốc gia.

Trong nhiều năm gần đây, Hoa Kỳ đã hỗ trợ các công ty của mình thuận lợi kinh doanh trong lĩnh vực hàng không với Trung Quốc.

COMAC C919, dòng máy bay thân hẹp “Made in China” đã có các chuyến bay thử nghiệm và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm tới.

COMAC C919, dòng máy bay thân hẹp “Made in China” đã có các chuyến bay thử nghiệm và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm tới.

Luật sư thương mại Doug Jacobson cũng cho biết, những hạn chế kinh doanh của chính phủ Mỹ đối với động cơ phản lực và các nhà sản xuất chip sẽ làm tổn thương các công ty của Mỹ.

Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, hiện đang có mối quan hệ cạnh tranh và phức tạp. Trump đã ký một thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu với Trung Quốc hồi đầu năm nay sau một cuộc chiến thương mại kéo dài, trong đó hai nước áp đặt hàng rào thuế quan đối với các sản phẩm của nhau.

Tuy nhiên, sau thỏa thuận giai đoạn I, vẫn còn rất nhiều điều khoản trong số đó vẫn được giữ nguyên. Washington hiện cũng đang chú ý đến việc hạn chế bán các thành phần khác đối với máy bay COMAC C919  của Trung Quốc như hệ thống điều khiển chuyến bay do Honeywell International sản xuất.

Trọng tâm của vấn đề nằm ở chỗ, liệu rằng việc thay đổi chính sách thương mại của Mỹ có thể thay đổi được công việc sản xuất đang ngưng trệ của Boeing, đồng thời làm giảm năng lực quân sự của Trung Quốc hay không?

Bên cạnh đó, Huawei là trung tâm của “Cuộc chiến vương quyền” giành quyền thống trị công nghệ toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Washington đã đưa Huawei vào danh sách đen từ tháng 5/2019, với lý do lo ngại cho an ninh quốc gia.

 Đồng thời, Hoa Kỳ cũng đã cố gắng thuyết phục các đồng minh loại trừ thiết bị của mình khỏi mạng 5G thế hệ tiếp theo cùng lý do trên . Mặc dù, Huawei đã nhiều lần phủ nhận tuyên bố này.

Trong một bình luận cuối cùng trên tweets, ông Trump nói thêm: “An ninh quốc gia là rất quan trọng. Tôi đã rất khó khăn với Huawei, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta phải cứng rắn trong tất cả mọi vấn đề”.

Nguyễn Chuẩn