Hai vấn đề thách thức khiến D.Trump phân vân!

Nguyễn Chuẩn 27/03/2020 07:00

Donald Trump muốn "mở cửa" nước Mỹ trước Lễ Phục sinh. Tuy nhiên, điều đó đang vấp phải nhiều ý kiến phản đối gay gắt.

Mục tiêu của Trump là để giảm bớt “nỗi đau tài chính” gây ra bởi việc đóng cửa “chưa từng có” của nền kinh tế nước này. Yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đang tăng vọt, thị trường chứng khoán sụp đổ và tổng sản phẩm quốc nội, GDP - thước đo rộng nhất của nền kinh tế - có thể sẽ phải chịu một sự “suy thoái lịch sử”.

Tổng thống Donald Trump muốn mở cửa nước Mỹ trước Lễ Phục sinh.

Tổng thống Donald Trump muốn mở cửa nước Mỹ trước Lễ Phục sinh.

Tuy nhiên, việc mở cửa đang vấp phải những tranh luận trái chiều gay gắt của nhiều chuyên gia kinh tế và Y tế nước Mỹ. Theo nhiều người, việc mở cửa nước Mỹ trong thời điểm trước Lễ Phục sinh là “một sự mạo hiểm không cần thiết” và điều đó có thể đặt nền móng cho sự lặp lại của cuộc “Đại suy thoái”.

Joe Brusuelas, nhà kinh tế trưởng tại RSM cho biết: “nếu bạn mở lại nền kinh tế trước khi chấm dứt đại dịch, bạn đang tạo ra một xác suất lớn hơn cho việc phải đóng cửa nền kinh tế lần thứ hai và thứ ba. Thay vì việc phải chịu một cú sốc, nền kinh tế có thể sẽ phải đối mặt với việc ngừng hoạt động nhiều lần trong một thời gian dài".

Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng tại Moody Analytics lại “bóng gió” khi nói về quyết định mở cửa nước Mỹ của Trump rằng, việc mở cửa nước Mỹ vào lễ Phục sinh sẽ tạo ra sự hỗn loạn và đó chính là “đơn thuốc sai” cho căn bệnh trầm cảm về suy thoái kinh tế.

John McCain, người từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa lại cho rằng: "Nếu mọi người hoảng loạn vì bệnh viện quá tải và chứng kiến những người thân yêu đang chết dần thì sự ảnh hưởng đến nền kinh tế sẽ còn tồi tệ hơn cả khi nước Mỹ vẫn đóng cửa".

Ngay thời điểm này, gần một nửa người dân Mỹ đã được lệnh ở nhà, các trung tâm thương mại trống rỗng, sân bay bỏ trống, các con đường vắng lặng, các nhà hàng đã đóng cửa hoặc chuyển thành bán hàng online.

"Ngay thời điểm này, New York, tâm dịch COVID-19 ở Mỹ, hiện chiếm 7% số ca nhiễm trên toàn thế giới. "Thành phố không bao giờ ngủ" đã phải thiếp đi, Broadway đóng cửa, các trường học cũng đóng cửa và tất cả cư dân ngoại trừ những người làm việc cần thiết, đều được lệnh ở nhà. Sự tĩnh lặng trên đường phố trái ngược với số ca nhiễm đang ngày càng tăng cao, hơn 30.000 ca vào ngày 25 tháng 3 tại tiểu bang này, với hơn một nửa là ở trong thành phố".

Những “điềm xấu” cho nền kinh tế Mỹ

Trợ cấp thất nghiệp tăng lên đến 33% trong tuần trước, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1992 . Tuy nhiên, có vẻ mọi việc vẫn chưa phải là tồi tệ nhất, Goldman Sachs đưa dự đoán rằng con số này sẽ tăng gấp tám lần trong tuần này lên mức kỷ lục 2,25 triệu.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng nhanh từ mức 3,5% hiện tại để lên đến mức kỷ lục 12,8% trong quý hai. Và các nhà kinh tế đang chuẩn bị phải đối mặt với một sự suy GDP. Goldman Sachs đưa ra con số ước tính rằng GDP của nền kinh tế Mỹ sẽ giảm thiểu đến 24% trong quý hai. 

Và ngay lập tức đánh hơi thấy sự suy thoái kinh tế, thị trường chứng khoán Mỹ đã bị “tuột dốc”. Chỉ số S&P 500 đã mất một phần tư giá trị, chấm dứt đợt tăng giá dài nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất xuống 0, hứa sẽ mua một lượng trái phiếu không giới hạn và đang làm việc thêm giờ để giải phóng các "mạch máu" tài chính trong nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Thất nghiệp và suy thoái kinh tế đang đe dọa các siêu cường

    Thất nghiệp và suy thoái kinh tế đang đe dọa các siêu cường

    06:00, 24/03/2020

  • [QUỐC TẾ TUẦN QUA] Hàng không

    [QUỐC TẾ TUẦN QUA] Hàng không "gãy cánh", ô tô "xịt lốp", thương mại số thăng hoa

    09:30, 22/03/2020

  • “Bóng ma” suy thoái kinh tế toàn cầu

    “Bóng ma” suy thoái kinh tế toàn cầu

    12:00, 24/03/2020

Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đã đạt được thỏa thuận về gói “kích thích kinh tế” trị giá 2 nghìn tỷ đô la vào đầu ngày thứ Tư tuần này. Về cơ bản, gói “nghìn tỷ” này cung cấp sự cứu trợ cho từ các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ cho đến các tập đoàn lớn.

Nhưng gói “kích thích kinh tế” này của chính quyền Trump có lẽ cũng chưa chắc khiến nước Mỹ tránh được suy thoái kinh tế trong tương lai. Nhiều chuyên gia dự kiến GDP quý II của nước Mỹ vẫn sẽ giảm 17,6%. Tuy vậy vẫn còn tốt hơn nhiều so với 28,3% khi không có gói kích thích trên.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi.

Tuy nhiên, dường như D. Trump muốn “đánh cược” một lần…

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chỉ còn 5 tháng nữa, Trump rõ ràng đang có rất nhiều vấn đề cần quan tâm và lo lắng. Đầu tiên là về sức khỏe cộng đồng và thứ hai là việc khôi phục nền kinh tế.

Donald Trump thừa nhận nước Mỹ sẽ phải có sự đánh đổi, ông cho rằng, nếu đóng cửa kéo dài trong nhiều tháng nữa, nước Mỹ sẽ có nhiều người chết vì điều đó hơn cả COVID-19.

Bên cạnh đó, Trump phát biểu: "người dân của chúng tôi muốn quay trở lại làm việc. Họ sẽ thực hiện quy tắc “giao tiếp xã hội có khoảng cách với những người xung quanh và những người cao tuổi sẽ được theo dõi một hết sức sát sao. Chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc phải đối mặt với các vấn đề của chúng ta!"

Những phát biểu trên đang cho thấy Trump đã trở nên nôn nóng và thiếu kiên nhẫn với đại dịch COVID-19, ngay cả trước khi nó đạt đến đỉnh điểm như dự kiến. 

Nước Mỹ trong ít ngày gần đây chứng kiến sự căng thẳng đang gia tăng giữa hai phe đối lập. Một nhóm những người tính toán về “chi phí suy thoái kinh tế”  và nhóm các chuyên gia y tế cảnh báo về “chi phí tính mạng con người”.

Rất nhiều thị trưởng và thống đốc các Bang khác nhau đều "im thin thít và lặn mất tăm", đặc biệt là ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề như New York, New Jersey và San Francisco.

Những nhà chuyên môn và các chuyên gia y tế lên tiếng kêu gọi Trump đặt lợi ích quốc gia lên trên tham vọng chính trị của chính mình.

Nguyễn Chuẩn