Cẩn trọng với COVID-19 "không triệu chứng"
Vừa qua giới chức y tế Trung Quốc đã bắt đầu báo cáo về các trường hợp mắc COVID-19 nhưng không xuất hiện các triệu chứng.
Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), một bác sĩ người Hà Nam từng công tác ở tâm dịch Vũ Hán hồi tháng 1 dương tính với nCoV sau khi trở về quê nhà, dù anh đã tự cách ly 14 ngày. Hai đồng nghiệp ở Hà Nam của bác sĩ trên cũng dương tính với COVID-19, dù không được tăng cường tới Vũ Hán.
Tương tự,trước đó, khoảng 18% người nhiễm COVID-19 trên du thuyền Diamond Princess không biểu hiện triệu chứng. Các chuyên gia dự kiến, có 25% số người nhiễm virus SARS-CoV-2 không xuất hiện triệu chứng. Theo nghiên cứu mới của các chuyên gia tại Hong Kong (Trung Quốc) cho biết khoảng 20-40% trường hợp lây nhiễm ở Trung Quốc diễn ra trước khi xuất hiện triệu chứng của bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Hải Dương: Cách ly toàn tỉnh từ 1/4 để phòng chống dịch COVID-19
20:43, 01/04/2020
Thêm 6 người nhiễm COVID-19, trong đó 3 người liên quan đến BV Bạch Mai
19:46, 01/04/2020
COVID-19 sẽ thay đổi ngành bán lẻ ra sao?
19:10, 01/04/2020
Máy thở trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19
17:35, 01/04/2020
Kể từ khi COVID-19 xuất hiện vào tháng 12/2019, các nhà nghiên cứu đã chú ý tới giả thuyết đáng lo ngại về những người có vẻ "khỏe mạnh" lại vô tình trở thành nguồn lây nhiễm. Virus corona chủng mới lây nhiễm dễ dàng hơn nhiều virus gây bệnh cúm khác, có thể lây lan trong 48 giờ trước khi người bệnh cảm thấy triệu chứng của bệnh.
Điều này giúp giải thích vì sao chủng virus này lây lan nhanh chóng. Hoặc có nhiều khả năng loại virus này đã có biến thể mới, có tác hại nhẹ hơn nhưng ở trên người bệnh lâu hơn.
Điều này được chuyên gia Lý Lan Quyên, thành viên Nhóm chuyên gia cao cấp của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc lý giải, những bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng có khả năng miễn dịch khá cao, có thể không phát bệnh trong 14 ngày nhiễm virus. Tuy nhiên, thời gian virus tồn tại trong cơ thể những người này có thể lên đến hơn 3 tuần, do vậy họ có khả năng gây lây nhiễm.
Nếu không được phát hiện sớm và khống chế kịp thời, những người nhiễm COVID-19 không triệu chứng sẽ có khả năng lây bệnh cho người khác rất lâu và gây ra các đợt bùng phát dịch mới. Hiện tại, các nhóm nghiên cứu trên toàn thế giới đang đẩy nhanh tốc độ tìm hiểu và giải mã chủng virus SARS-CoV-2 cũng như cơ chế hoạt động của các biến thể mới nhằm xác định nguyên do vì sao những nhóm người bệnh không thể hiện triệu chứng.
Hiện nay Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các ca bệnh không triệu chứng đang trở thành mục tiêu giám sát quan trọng của giai đoạn mới này. Cụ thể, chính quyền thành phố Thượng Hải đã quyết định xét nghiệm axit nucleic đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh vào thành phố này là cần thiết. Việc làm này giúp tầm soát tối đa những ca bệnh không triệu chứng đến từ bên ngoài lãnh thổ.
Do đó, các quốc gia nên sớm tiến hành những biện pháp tương tự để nhận diện những người nhiễm virus không triệu chứng. Cách tốt nhất để tránh bị lây nhiễm từ các ca bệnh này là phải làm tốt việc phòng hộ cá nhân, xét nghiệm diện rộng và thực hiện nghiêm ngặt giãn cách xã hội.
Cho đến thời điểm hiện tại, biện pháp xét nghiệm nhanh là yếu tố rất quan trọng vì giúp phát hiện sớm ca nhiễm, giảm thiểu lây lan và nhanh chóng điều trị bệnh nhân.
Trong khi đó, hạn chế tiếp xúc, nghĩa là người dân nên ở nhà, giữ một khoảng cách cụ thể với mọi người xung quanh, không tụ tập đông người, hạn chế sử dụng phương tiện công cộng giúp làm chậm lại sự lây lan của dịch COVID-19, giảm áp lực cho hệ thống y tế và giúp các nước có thêm thời gian.
Đặc biệt, đội ngũ y bác sĩ tại Trung Quốc cũng cho rằng, việc điều trị kháng virus SARS-CoV-2 không thể chỉ tiến hành trong vòng 10 ngày rồi dừng thuốc, phải dùng cả sau khi đã âm tính vài ngày cho đến khi nào thực sự âm tính, tránh trường hợp sâu trong phổi phần bị viêm vẫn còn virus, đặc biệt là với các trường hợp bệnh nhân nặng.