Cuộc đua hút chuyển dịch từ Trung Quốc

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 22/05/2020 12:00

Không còn là dự báo, thời kỳ hậu COVID-19 đã chính thức bắt đầu bằng cuộc đua thu hút dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển từ Trung Quốc.

p/Pegatron - nhà lắp ráp iPhone - đang đa dạng hoá nơi sản xuất, dự kiến sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021. Nhà máy Pegatron tại Thượng Hải với 50.000 nhân viên.p/Ảnh: Bloomberg

Pegatron - nhà lắp ráp iPhone - đang đa dạng hoá nơi sản xuất, dự kiến sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021. Nhà máy Pegatron tại Thượng Hải với 50.000 nhân viên. Ảnh: Bloomberg

Cuộc đua mới chỉ bắt đầu, nhưng đã hết sức sôi động. Chắc chắn nhiều quốc gia ở Châu Á sẽ không chịu "ngồi yên", mà sớm nhập cuộc với các ý tưởng mới, sáng tạo nhằm "giành" miếng bánh hết sức hấp dẫn này.

Vẫn là lợi thế kinh điển

Mục đích tối thượng của các doanh nghiệp quốc tế là đi tìm “lợi thế cạnh tranh” từ nhân công giá rẻ, dồi dào, rồi sau đó mới đến thể chế, luật pháp, môi trường đầu tư...

Điều này đã được minh chứng tại Indonesia và Ấn Độ. Sau cuộc nói chuyện rất ngắn giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Indonesia, lập tức 27 nhà máy của Mỹ đã dịch chuyển từ Trung Quốc sang Indonesia. Yếu tố hấp dẫn nhất ở Indonesia là lực lượng lao động trên 180 triệu người, năng suất lao động cao, hạ tầng cơ sở hoàn thiện, những ưu đãi vượt trội.

Trong khi đó, nhiều “tổ đại bàng” đã được soạn sẵn ở Ấn Độ - nước này dành ra quỹ đất 2.500km2, tương đương diện tích Luxembourg để mời chào công ty ngoại quốc. Lợi thế tại Ấn Độ vẫn là nguồn nhân lực, hạ tầng và chính sách thông thoáng.

Tại Châu Á, về logictics, không nước nào bì được Ấn Độ, bởi nước này có bờ biển dài gấp gần 3 lần Việt Nam, phía Nam là Ấn Độ Dương mênh mông, có thể tiến về Châu Phi qua vùng biển Ả rập hoặc rút ngắn quảng đường đi Châu Âu thông qua kênh đào Suez. Đặc biệt, Bangalore - miền Nam Ấn Độ được mệnh danh là “Silicon Châu Á”.

Bài học thành công của Trung Quốc và những “con hổ” Đông Á đã cho thấy lực lượng lao động lành nghề đã giúp họ tiến lên trong chuỗi giá trị sản xuất như thế nào?

Cách nào để chiến thắng?

Cuộc đua mới mở màn, nhưng Indonesia và Ấn Độ cho thấy họ là những đối thủ đáng gờm - bằng chiến lược bài bản và chủ động.

Ấn Độ đã huy động đại sứ quán của họ ở nước ngoài để do thám động tĩnh của những doanh nghiệp lớn tại Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Trung Quốc, sẵn sàng tiếp cận để quảng bá chính sách mới; tìm hiểu và trả lời những câu hỏi mà nhà đầu tư thắc mắc.

Chính phủ Ấn Độ đã chọn ra 10 lĩnh vực ưu tiên, như: thiết bị y tế, điện tử, thiết bị năng lượng mặt trời, chế biến thực phẩm, hóa chất và dệt may... để tập trung đào tạo nhân lực, chuẩn bị thể chế và sẵn sàng điều chỉnh cho phù hợp.

Đặc biệt, Bang miền Bắc Uttar Pradesh, Ấn Độ đang phát triển một phần mềm trực tuyến để giao đất cho tất cả các mục đích công nghiệp, thương mại và đang đàm phán với các công ty toàn cầu để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như quốc phòng, hàng không vũ trụ…

Trong khi đó, trong vòng 1 năm qua, Indonesia đã nhanh chóng sửa đổi chính sách thu hút FDI theo hướng tạo điều kiện nhất cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong lĩnh vực y tế, tài chính, Chính phủ Ấn Độ còn cho phép nước ngoài sở hữu tới 85% cổ phần; hàng không dân dụng là 49%.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần trong liên doanh cũng rất linh hoạt, tùy theo khu vực địa lý, chứ không áp dụng “một cho tất cả”. Ví dụ, khâu phân phối, kho bãi và bảo quản đông lạnh ở Bali, Javaf và Sumarta là 33%, nhưng lại lên tới 67% tại Kalimantan, Maluku, Nusa Tenggara, Papua và Sulawesi.

Xét về các lợi thế nói trên của Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam không thể sánh bằng, bởi Việt Nam không có hệ thống cảng biển, hàng không lớn cho logistics, kể cả các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ cũng không bằng… Do đó, cần tạo lợi thế về nhân công và thể chế để cạnh tranh với 2 quốc gia này.

Có thể bạn quan tâm

  • Indonesia

    Indonesia "đón sóng" đầu tư từ Mỹ và cơ hội nào cho Việt Nam?

    07:00, 22/05/2020

  • Indonesia hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ?

    Indonesia hấp dẫn nhà đầu tư Mỹ?

    11:05, 19/05/2020

  • Việt Nam đứng đầu ASEAN về thu hút vốn đầu tư Fintech

    Việt Nam đứng đầu ASEAN về thu hút vốn đầu tư Fintech

    20:53, 21/12/2019

TRƯƠNG KHẮC TRÀ