Giải cứu doanh nghiệp kiểu Châu Âu

Thuỵ Vân 31/05/2020 04:00

Dịch COVID-19 đã và đang “vắt kiệt” nhiều doanh nghiệp ở Châu Âu. Do đó, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp, kể cả rào cản kỹ thuật để bảo vệ các tập đoàn chiến lược.

Việc giải cứu doanh nghiệp ở Châu Âu được thực hiện theo những hình thức khác nhau, tuỳ theo mức độ quan trọng của doanh nghiệp đối với toàn bộ nền kinh tế.

p/Chính phủ Đức sẽ mua lại 20% cổ phần của hãng hàng không Lufthansa để trở thành cổ đông riêng lẻ lớn nhất định hướng hoạt động của tập đoàn. Ảnh: Gettyimages

Chính phủ Đức sẽ mua lại 20% cổ phần của hãng hàng không Lufthansa để trở thành cổ đông riêng lẻ lớn nhất định hướng hoạt động của tập đoàn. Ảnh: Gettyimages

Tái quốc hữu hóa

Đối với diện doanh nghiệp bình thường, cách giải cứu phổ biến là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn hỗ trợ tín dụng ưu đãi để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, trả nợ và lãi đến hạn. Đặc biệt, EU cũng có hẳn gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất siêu thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên.

Những doanh nghiệp thuộc diện chiến lược trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kỹ thuật công nghệ và dịch vụ. Đây đều là những tập đoàn kinh tế tư nhân, mà muốn giải cứu được thì thường cần không chỉ có nguồn tài chính cứu trợ rất lớn mà còn cần đến cả sự thay đổi phương thức quản lý cho thích hợp với bối cảnh tình hình mới. Cách giải cứu chung cho những doanh nghiệp thuộc diện này là tái quốc hữu hoá toàn bộ hay một phần những doanh nghiệp đó.

Chẳng hạn, Chính phủ Đức sẽ mua lại 20% cổ phần của hãng hàng không Lufthansa. Đặc biệt, Chính phủ Đức còn để ngỏ khả năng vào bất cứ thời điểm nào cũng có quyền được ưu tiên mua về ít nhất 5% vốn cổ phần của tập đoàn này để trở thành cổ đông riêng lẻ lớn nhất để quyết định mọi định hướng hoạt động của tập đoàn này.

Bên cạnh đó, EU còn quy định các doanh nghiệp có vốn của Nhà nước sẽ không được chia cổ tức trong thời gian nhất định để ưu tiên trả nợ, đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, EU còn giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở các tập đoàn chiến lược của khu vực. Chẳng hạn như ở Lufthansa, gần 80% cổ phần phải do các công ty, cá nhân Đức nắm giữ. Quy định này được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng trên châu lục về việc Trung Quốc tìm cách thâu tóm các "doanh nghiệp chiến lược" của khu vực này.

Giải pháp tình thế

Cho tới tận cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước, chính quyền Nhà nước ở Châu Âu vẫn sở hữu và trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tức là vai trò và ảnh hưởng trực tiếp của nhà nước trong nền kinh tế vẫn rất đáng kể. Nhưng từ cuối thập kỷ 70 trở lại đây, trên khắp Châu Âu có làn sóng tư nhân hoá rất mạnh mẽ và sâu rộng. Xu hướng chung là "Nhà nước không còn trực tiếp làm kinh tế, mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tư nhân làm kinh tế".

Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi rất cơ bản cơ cấu sở hữu các tập đoàn và đi cùng với sự thay đổi đó là quyền điều hành và quyết định trong các doanh nghiệp. "Hệ thống" vì thế bị đe doạ và chính quyền phải tạo ra những chốt an toàn mới để đảm bảo bên ngoài không thể thâu tóm được những tập đoàn chiến lược.

Tuy nhiên, chính quyền không chính thức đề ra chủ trương quốc hữu hoá toàn bộ hay một phần doanh nghiệp, mà khủng hoảng dịch COVID-19 buộc chính quyền phải tham gia trở lại vào cơ cấu sở hữu doanh nghiệp để bảo vệ doanh nghiệp trước nguy cơ bị bên ngoài thâu tóm. Cách làm giống nhau, nhưng chỉ khác nhau ở những điều kiện mà chính quyền EU đặt ra.

Hiện tại, vấn đề thoái vốn nhà nước ở EU không được đặt ra, đơn giản vì không ai dám chắc cơn bĩ cực hiện nay sẽ còn đeo bám các doanh nghiệp bao lâu nữa, nhất là khi các doanh nghiệp Trung Quốc đang dồn lực thâu tóm các tập chiến lược ở khắp Châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải cứu kinh tế kiểu Mỹ!

    Giải cứu kinh tế kiểu Mỹ!

    06:01, 19/05/2020

  • [GIẢI CỨU BẤT ĐỘNG SẢN MÙA COVID-19]: Đề xuất cơ chế tín dụng riêng cho giới trẻ mua nhà

    [GIẢI CỨU BẤT ĐỘNG SẢN MÙA COVID-19]: Đề xuất cơ chế tín dụng riêng cho giới trẻ mua nhà

    08:00, 20/04/2020

  • Xuất hiện Liên minh F&B - nơi doanh nghiệp Việt

    Xuất hiện Liên minh F&B - nơi doanh nghiệp Việt "giải cứu nhau"

    16:23, 17/04/2020

  • [GIẢI CỨU BẤT ĐỘNG SẢN MÙA DỊCH COVID-19]: 4 kiến nghị lớn gửi Chủ tịch Quốc hội

    [GIẢI CỨU BẤT ĐỘNG SẢN MÙA DỊCH COVID-19]: 4 kiến nghị lớn gửi Chủ tịch Quốc hội

    06:00, 08/04/2020

  • Bộ GTVT đưa đề xuất

    Bộ GTVT đưa đề xuất "giải cứu" hàng không

    15:09, 05/04/2020

Thuỵ Vân