Xuất hiện thêm các virus gây bệnh truyền nhiễm mới

CẨM ANH 17/08/2021 11:00

Bên cạnh dịch COVID-19, các nhà khoa học tiếp tục khuyến cáo các quốc gia theo dõi chặt chẽ các chủng virus gây bệnh nguy hiểm khác đang có nguy cơ tái bùng phát.

Virus Marburg đang xuất hiện tại khu vực Tây Phi

Virus Marburg đang xuất hiện tại khu vực Tây Phi

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận ca tử vong vì Marburg đầu tiên ở Guinea, Tây Phi và lo ngại bệnh truyền nhiễm cao này có nguy cơ "lây lan rộng". Được biết, các trường hợp đầu tiên của dịch Ebola giai đoạn 2014-2016 lớn nhất trong lịch sử, cũng xuất hiện từ cùng khu vực này.

Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực châu Phi của WHO nhận định, nguy cơ lây lan rộng của virus Marburg khiến thế giới cần phải ngăn chặn nó một cách đúng hướng. “Chúng tôi đang làm việc với cơ quan y tế để phản ứng nhanh dựa trên kinh nghiệm của Guinea trong kiểm soát Ebola, bệnh lây nhiễm theo cách tương tự", ông cho biết.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), virus Marburg lần đầu được ghi nhận vào năm 1967, sau khi các nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm ở Marburg và Frankfurt Đức, cũng như ở Belgrade, Serbia bị ốm. Tổng cộng 32 người nhiễm bệnh và 7 trường hợp tử vong khi đó.

CDC cho biết, truy vết nguồn gốc cho thấy các nhà khoa học nhiễm bệnh từng tiếp xúc với mô của khỉ ở châu Phi trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, dơi ăn hoa quả vẫn được xem là vật chủ của virus Marburg.

Đây là một bệnh nặng, thường gây nguy cơ tử vong cao với các triệu chứng bao gồm đau đầu, sốt, mỏi cơ, nôn ra máu và đi ngoài ra máu. Vì nhiều triệu chứng của bệnh do virus Marburg gây ra giống với nhiều bệnh truyền nhiễm khác như sốt rét hoặc sốt thương hàn, việc chẩn đoán bệnh rất khó khăn.

Mặc dù chưa có phương pháp điều trị đặc trị cho căn bệnh Marburg, tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, uống nhiều nước và điều trị các triệu chứng cụ thể đem lại cơ hội phục hồi cho bệnh nhân. Ngoài ra, các liệu pháp miễn dịch và điều trị bằng thuốc đang được phát triển.

Hiện nay, mối đe dọa của Marburg là "cao" ở cấp quốc gia và khu vực, nhưng ở mức "thấp" trên toàn cầu. Sau khi phát hiện virus Marburg, WHO đã điều 10 chuyên gia tới Tây Phi hỗ trợ thực hiện đánh giá rủi ro, giám sát mầm bệnh.

Bacillus anthracis, mầm bệnh gây ra bệnh than. Ảnh: CDC Trung Quốc.

Bacillus anthracis, mầm bệnh gây ra bệnh than. Ảnh: CDC Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tại Trung Quốc đang lo ngại dịch bệnh than bùng phát tại một ngôi làng ở quốc gia này. Được biết, các bệnh nhân nhiễm bệnh xuất hiện nhiều vết mụn nước lở loét trên tay chân. Các hạch bạch huyết của họ cũng bị nhiễm trùng và sưng tấy.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết, bệnh than bắt nguồn từ một loại vi khuẩn được tìm thấy tự nhiên trong đất, thường ảnh hưởng đến động vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã khi chúng hít thở hoặc ăn phải bào tử bệnh than trong đất, thực vật hoặc uống nước bị ô nhiễm.

Được biết, khoảng 95% trường hợp được báo cáo là bệnh than nhiễm qua da thông qua các vết thương hở, gây phồng rộp và hoại tử da.

Ngoài ra, chủng vi khuẩn này được đánh giá là nguy hiểm hơn khi chúng xâm nhập vào phế nang trong phổi. Khi virus bị hệ miễn dịch tiêu diệt, nhưng một số bào tử có thể xâm nhập hạch bạch huyết, phát triển thành vi khuẩn và phát tán chất độc phá hoại tế bào. Nếu bệnh nhân không được điều trị, chất độc sẽ tích tụ trong phổi, gây ra một loạt vấn đề nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong của dạng bệnh than này có thể lên tới 92%.

Mặc dù bệnh này không lây nhưng có thể khiến một người bị nhiễm nếu họ tiếp xúc với động vật hoặc ăn phải các sản phẩm động vật bị nhiễm bào tử bệnh than. Thậm chí, loại bệnh này có thể lây truyền trực tiếp giữa người với người nhưng tỷ lệ này rất hiếm.

Mặc dù các trường hợp nhiễm bệnh than và virus Marburg mới chỉ diễn ra ở quy mô quốc gia, tuy nhiên, với tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, khả năng lây lan nhanh, đặc biệt là tại các khu vực tỷ lệ tiêm chủng thấp như châu Phi, các nhà khoa học lo ngại khả năng nhiễm 2 chủng virus sẽ làm phát sinh những chủng đột biến nguy hại hơn.

Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, các quốc gia xuất hiện các chủng virus nguy hiểm cần nhanh chóng khoanh vùng để hạn chế sự lây lan của virus; đồng thời tiếp tục triển khai tiêm chủng diện rộng để ngăn ngừa COVID-19, tránh những diễn biến phức tạp của dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Chuyên gia y tế khẳng định: Chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 lây qua thực phẩm

    Chuyên gia y tế khẳng định: Chưa có bằng chứng virus SARS-CoV-2 lây qua thực phẩm

    18:11, 02/08/2021

  • Một đại dịch virus corona bí ẩn tấn công châu Á từ 25.000 năm trước

    Một đại dịch virus corona bí ẩn tấn công châu Á từ 25.000 năm trước

    05:06, 01/07/2021

  • Chủng virus siêu lây nhiễm xuất hiện, Nghệ An nâng mức cảnh báo

    Chủng virus siêu lây nhiễm xuất hiện, Nghệ An nâng mức cảnh báo

    16:50, 25/06/2021

  • Thúc đẩy tiêm chủng vaccine ngăn chặn biến chủng virus SARS-CoV-2

    Thúc đẩy tiêm chủng vaccine ngăn chặn biến chủng virus SARS-CoV-2

    04:09, 16/06/2021

CẨM ANH