Trung Quốc kiểm soát giá nguyên liệu (Kỳ II): Những tác động và hệ lụy
Việc Trung Quốc kiểm soát giá nguyên vật liệu bằng các biện pháp mệnh lệch đã và đang “bóp méo” thị trường nguyên vật liệu, hàng hóa trên toàn cầu.
Tuy nhiên, những tác động kể trên sẽ chỉ là ngắn hạn; còn về dài hạn, hệ lụy từ những biện pháp này sẽ khá nặng nề với Trung Quốc.
Những tác động toàn cầu
Trung Quốc là nước tiêu thụ nguyên liệu lớn nhất thế giới, nên việc kiểm soát giá bằng các biện pháp hành chính đã và đang khiến giá các hàng hóa này trên nhiều thị trường, như London, Singapore… đều giảm.
Australia là nước bị tác động đáng kể khi doanh thu xuất khẩu quặng sắt sụt giảm 32 tỷ USD. Nếu chính sách này của Trung Quốc tiếp tục trong tương lai thì tỷ trọng nhập quặng sắt từ Australia có thể giảm hơn nữa từ mức 60%, mức thấp nhất trong vài thập qua, xuống dưới mức 50% trong vài năm tới.
Trong khi đó, Việt Nam là nước xuất khẩu khoáng quặng sang Trung Quốc, nên việc kiểm soát giá nguyên vật liệu ở Trung Quốc cũng làm giảm doanh thu của các nhà xuất khẩu quặng của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập nhiều hàng bán thành phẩm từ Trung Quốc, nên sự giảm giá sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam được lợi. Tuy nhiên, phần mà Việt Nam đóng góp vào giá trị gia tăng trong các công đoạn tiếp theo là ít ỏi, nên mức độ hưởng lợi là không đáng kể. Nói cách khác, Việt Nam thiệt nhiều hơn lợi khi Trung Quốc can thiệp thị trường nguyên liệu.
Khó thành công
Mục đích cơ bản của chính sách kiểm soát giá nguyên vật liệu ở Trung Quốc nhằm bảo vệ DNNN và các dự án cơ sở hạ tầng ở trong nước và nước ngoài thuộc sáng kiến BRI.
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, như nợ cao, bong bóng bất động sản, tăng trưởng giảm sút..., thì việc phải bảo vệ khu vực DNNN và các dự án nói trên sẽ trở thành trọng tâm trong quản lý kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trong tương lai.
Cách làm này sẽ triệt tiêu mọi tín hiệu của thị trường. Về dài hạn, nó sẽ làm trầm trọng sự khan hiếm nguyên liệu. Tình trạng khan hiếm này sẽ tồn tại dai dẳng, kéo theo tình trạng hai giá: giá nhà nước và giá chợ đen, và tình trạng nhập lậu tăng lên. Đó cũng chính là đặc trưng của các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trước kia.
Bên cạnh đó, khu vực bất động sản và cơ sở hạ tầng được xem là một trong những đầu tàu dẫn dắt tăng trưởng ở Trung Quốc. Mỗi khi muốn kích thích tăng trưởng, Trung Quốc lại kích thích vào khu vực này. Hậu quả là khu vực này đã hình thành bong bóng, khiến tình trạng nợ nần trong nền kinh tế rất cao ở mức 300% GDP của nước này. Tuy nhiên, nếu ngăn chặn sự phát triển của khu vực này để giảm giá nguyên liệu thì cũng đồng nghĩa với việc làm giảm tăng trưởng GDP, kéo theo tình trạng nợ nần cũng tăng lên, khiến nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản tăng cao, gây bất ổn vĩ mô. Còn nếu không thì mọi cách kiểm soát giá cả sẽ khó thành công.
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc kiểm soát giá nguyên liệu (Kỳ I): Can thiệp mang nặng tính mệnh lệnh
11:00, 26/08/2021
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tăng cường bơm tiền mặt
05:30, 26/08/2021
Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc phục hồi khi JD.com và Alibaba tăng gần 9%
11:00, 25/08/2021
Trung Quốc: Tác dụng ngược từ siết công nghệ và giáo dục
04:30, 24/08/2021
Thế khó của "vua xe hơi" Trung Quốc
00:34, 23/08/2021
Trung Quốc “làm khó” các doanh nghiệp công nghệ
15:30, 21/08/2021
Điện năng - “tiến thoái lưỡng nan” ở Trung Quốc
06:00, 20/08/2021
Trung Quốc đầu tư TikTok, Ti Ki Việt Nam chọn ngoại IPO
05:30, 20/08/2021