Philippines tiếp tục gửi công hàm phản đối Trung Quốc ở Biển Đông

BẢO LAM 30/09/2021 14:12

Ngoại trưởng Philippines - ông Teodoro Locsin Jr chỉ đạo Bộ Ngoại giao nước này gửi ba công hàm ngoại giao tới Trung Quốc để phản đối loạt hành động trái pháp luật của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Philippines đang theo dõi tình hình các tàu Trung Quốc. (Ảnh minh họa: CNN)

Philippines đang theo dõi tình hình các tàu Trung Quốc. (Ảnh minh họa: CNN)

Hôm 29/9, Hội đồng an ninh quốc gia Philippines (NSC) cho biết vẫn còn khoảng 150 tàu Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại cuộc thảo luận về ngân sách 2022, NSC nói với Hạ viện Philippines rằng còn khoảng 150 tàu Trung Quốc ở Biển Đông, và đây là những tàu lớn từ 30-60 mét. “NSC xác nhận vẫn còn các tàu Trung Quốc đi lại đánh bắt hải sản và di chuyển từ điểm này sang điểm khác. Philippines đang theo dõi tình hình”, nghị sĩ Ruffy Biazon nói.

"Nhìn bề ngoài chúng giống tàu dân sự, đó là lý do tại sao chúng được gọi là lực lượng dân quân hàng hải. Trông chúng giống như tàu dân sự nhưng bạn biết đấy, chúng có một số nhiệm vụ chiến lược phải thực hiện" – ông Biazon nói thêm và cho biết: “Chúng cũng có thể đang thực hiện hoạt động gì đó có giá trị chiến lược với Trung Quốc”.

NSC đang khuyến nghị Philippines triển khai các tàu dân sự để khẳng định quyền của Philippines trong khu vực.

"Một trong những điều chúng tôi có thể nói rằng cần phải làm và được khuyến nghị là có sự hiện diện thực tế tại biển Tây Philippines. Để thực thi hoặc khẳng định các quyền chủ quyền của chúng ta ở khu vực đó. Trên thực tế, có một đề xuất về việc có các tàu hàng hải mang tính chất dân sự và các tàu nghiên cứu mà chúng ta có thể triển khai như một phần của chiến lược tại biển Tây Philippines. Đó là một trong những đề xuất của NSC" - ông Biazon nói.

Ngoại trưởng Philippines - ông Teodoro Locsin Jr. Ảnh: MALACANANG

Ngoại trưởng Philippines - ông Teodoro Locsin Jr. Ảnh: MALACANANG

Trước vấn đề này, Ngoại trưởng Philippines - ông Teodoro Locsin Jr ngày 30/9 đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao (DFA) nước này gửi 3 công hàm ngoại giao mới tới Trung Quốc để phản đối một loạt hành động trái pháp luật của Bắc Kinh ở "biển Tây Philippines" (cách Manila gọi phía đông Biển Đông).

Trong một chuỗi tweet trên trang Twitter hôm 30/9, ông Locsin đã chỉ đạo DFA gửi các công hàm riêng biệt để phản đối “sự hiện diện tiếp tục” của các tàu cá Trung Quốc ở đá Khúc Giác (Iroquois Reef - thuộc cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam).

Ông Locsin cũng chỉ đạo DFA phản đối “sự hạn chế không ngừng và bất hợp pháp của Trung Quốc đối với việc ngư dân Philippines tiến hành các hoạt động đánh bắt hợp pháp ở Bãi cạn Scarborough.

Ở một dòng tweet khác, vị ngoại trưởng Philippines cũng chỉ đạo DFA đệ trình công hàm phản đối các thách thức qua sóng vô tuyến mà Trung Quốc “thực hiên bất hợp pháp nhằm vào các cuộc tuần tra hàng hải của Philippines”.

Tuy nhiên, ông Locsin không nêu chi tiết về thời điểm diễn ra những hành vi này.

Theo báo Rappler, 3 công hàm mà ông Locsin chỉ đạo hôm 30/9 là động thái mới nhất thêm vào số 158 công hàm khác mà quan chức này cho biết đã được đệ trình để phản đối Trung Quốc dưới thời chính quyền Tổng thống Duterte, trong đó có 143 công hàm do DFA đệ trình dưới sự lãnh đạo của ông.

Tuần duyên Philippines (PCG) xua đuổi tàu dân quân Trung Quốc tại bãi Sa Bin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: PCG

Tuần duyên Philippines (PCG) xua đuổi tàu dân quân Trung Quốc tại bãi Sa Bin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: PCG

Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh leo thang vào đầu năm nay sau khi phía Philippines phát hiện sự hiện diện của hàng trăm tàu dân quân Trung Quốc tại Đá Ba Đầu (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Philippines lên tiếng chỉ trích và cho biết đã gửi công hàm phản đối hàng ngày đối với các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc. Nước này đã gửi khoảng 100 công hàm tính đến cuối tháng 5/2021.

Bên cạnh công hàm, Philippines cũng có các động thái cứng rắn hơn để phản đối các hành động của Trung Quốc, như tuyên bố triển khai thêm tàu, máy bay để đối phó.

Có thể bạn quan tâm

  • Biển Đông sẽ cân bằng?

    05:30, 25/09/2021

  • Việt Nam, Nhật Bản bàn về Biển Đông và Hoa Đông

    19:00, 12/09/2021

  • Sự quốc tế hóa trên thực tế của tranh chấp biển Đông

    05:00, 01/08/2021

  • Vụ tàu cá Trung Quốc xả thải ra Biển Đông: Quân đội Philippines vào cuộc!

    11:00, 14/07/2021

  • Xả thải ra Biển Đông: Trung Quốc đang thách thức thế giới?

    04:11, 14/07/2021

  • Trung Quốc nên tuân thủ phán quyết Biển Đông!

    03:00, 13/07/2021

  • Mỹ phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

    11:00, 12/07/2021

  • Điều tàu đến Biển Đông: Trung Quốc hãy dừng lại nếu muốn được tôn trọng!

    04:00, 12/07/2021

  • Trung Quốc điều tàu đến Biển Đông: Việt Nam không nhân nhượng!

    05:41, 11/07/2021

  • Canada thể hiện lập trường về Biển Đông ra sao?

    05:00, 22/06/2021

  • Giải quyết vấn đề Biển Đông theo luật pháp quốc tế

    19:04, 17/06/2021

  • Việt Nam đề nghị sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

    13:05, 16/06/2021

  • Mỹ và đồng minh tăng cường kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông

    07:00, 13/06/2021

  • Trung Quốc kéo giàn khai thác khổng lồ ra Biển Đông: Các nước trong khu vực cần làm gì?

    05:00, 10/06/2021

  • Trung Quốc “thị uy quân sự” với nước láng giềng trên Biển Đông

    10:37, 09/06/2021

  • COVID-19 và Biển Đông làm nóng Hội nghị ASEAN - Trung Quốc

    06:00, 09/06/2021

  • Philippines nói gì khi nước Anh điều tàu chiến tới Biển Đông?

    05:00, 08/06/2021

  • Nếu mất Biển Đông là có tội với dân, với nước

    05:00, 07/06/2021

BẢO LAM