Kinh tế thế giới suy giảm (Kỳ II): Giá dầu sẽ ra sao?

THUẬN HÓA 10/10/2021 01:00

Giá dầu thế giới chịu tác động của nhiều yếu tố như cung và cầu, sự cạnh tranh từ năng lượng tái tạo, chính sách kiểm soát nguồn cung của OPEC và nhiều yếu tố khác.

Tuy nhiên, giá dầu toàn cầu đến hết 2021 và kể cả năm 2022 sẽ chủ yếu phụ thuộc vào đại dịch COVID-19, chính sách tiền tệ của FED, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

 Giá dầu thô nhẹ ngọt có thể sẽ dao động trong khoảng từ 65-75USD/thùng từ nay đến năm 2022.

Giá dầu thô nhẹ ngọt có thể sẽ dao động trong khoảng từ 65-75USD/thùng từ nay đến năm 2022.

Tác động từ FED

Với việc nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), mức thanh khoản dồi dào với chi phí thấp cộng với kỳ vọng phục hồi tăng trưởng nhanh sau đại dịch nhờ có vaccine kể từ đầu năm 2021 đã khiến giá các hàng nguyên liệu cơ bản, trong đó có dầu lửa, tăng mạnh, vì có cả yếu tố đầu cơ.

Mức giá dầu thô nhẹ ngọt giao tại New York lên tới đỉnh cao 75,15 USD/thùng vào đầu tháng 7 vừa qua trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chưa trở lại hoàn toàn như trước đại dịch là một mức giá quá cao, cao hơn cả mức giá 74,29 USD/thùng vào ngày 3/10/2018 là mức đỉnh của giai đoạn 2015-2029. Đến nay, giá dầu thô nhẹ ngọt vẫn ở mức 75 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giao dịch quanh mức 80USD/thùng.

Sau cuộc họp cuối tháng 8 vừa qua, FED cho biết sẽ không vội vàng tính đến phương án nâng lãi suất đến hết 2022, nhưng FED sẽ giảm dần Chương trình nới lỏng định lượng (QE). Điều này cho thấy sẽ có áp lực giảm giá dầu trong tương lai dù áp lực này không lớn.

Áp lực trong dài hạn

Những phân tích và những điểm kết luận ở trên cho thấy rằng triển vọng của giá dầu cho phần còn lại của năm 2021 và cả 2022 sẽ tùy thuộc vào triển vọng tiếp theo của sự phục hồi kinh tế toàn cầu, và triển vọng thay đổi trong chính sách tiền tệ của FED.

Đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tốc độ phục hồi sau đại dịch sẽ giảm tốc, đồng nghĩa với cầu tiêu thụ dầu của thế giới giảm theo. Cầu dầu lửa thế giới năm 2021 được dự báo ở mức 96,2 triệu thùng/ngày và tăng nhẹ lên mức 99,4 triệu thùng/ngày trong năm 2022, vẫn thấp hơn mức cầu trước đại dịch năm 2019 là 99,7 triệu thùng/ngày. Điều này cho thấy, áp lực tăng giá dầu nhìn từ phía cầu là không cao.

Trong khi đó, nhìn từ góc độ chính sách nới lỏng tiền tệ của FED, như đề cập ở trên, dù FED chưa đề cập đến tăng lãi suất cơ bản, nhưng đã nhắc đến việc giảm dần các chương trình mua trái phiếu. Bất luận thế nào, khi nền kinh tế Mỹ dần trở lại bình thường thì áp lực từ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ của FED sẽ ngày càng tăng trên thực tế. Nghĩa là, áp lực giảm giá dầu lửa sẽ ngày càng tăng trong dài hạn nhìn từ góc độ của chính sách tiền tệ của FED.
Tổng hợp các tác động nêu trên, giá dầu thô nhẹ ngọt thế giới được dự báo sẽ tăng nhẹ cho đến hết năm 2021 và 2022, và nhiều khả năng giá dầu sẽ dao động trong khoảng từ 65 đến 75 USD/thùng.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế thế giới suy giảm (Kỳ I): “Ngấm đòn” biến thể Delta

    11:00, 30/09/2021

  • Kịch bản nào cho kinh tế thế giới năm 2022?

    12:00, 07/09/2021

  • Kinh tế thế giới thời Covid (Kỳ II): Thách thức và triển vọng cuối năm

    04:00, 31/07/2021

  • Kinh tế thế giới thời COVID (Kỳ I): Phục hồi trong gian khó

    11:00, 27/07/2021

  • "Bứt phá" tăng trưởng để bắt nhịp kinh tế thế giới

    18:34, 13/06/2021

  • “Bắt mạch” kinh tế thế giới

    11:00, 10/02/2021

THUẬN HÓA